Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

NỤ TẦM XUÂN

NỤ TẦM XUÂN
Nụ tầm xuân (có nụ tầm xuân) con hái dâng cha (dâng cha) và hái dâng mẹ trong ngày đầu xuân. Nụ tầm xuân xin dâng lên cha, nụ tầm xuân xin dâng lên mẹ bao mến thương trong ngày xuân.( Lm Từ Duyên)
Ai đã có dịp đến thăm Đà Lạt và dừng chân ở đó lâu lâu hẳn không thể không chú ý tới một loài hoa: giống như hoa hồng nhưng bông của nó nhỏ hơn nhiều, cây leo. Hoa tìm ai mà leo bò khắp ngả? Đi đâu, về đâu cũng gặp, bất kể là trong ngõ phố hay chốn thôn trang. Hoa thường khép nép bên cánh cổng, hoặc rụt rè mon men bò lên các bờ rào. Hoa tạo nên như một mẫu hình hoa văn độc đáo cài quanh mỗi mảnh vuờn tôn thêm nét đặc trưng riêng biệt của Đà Lạt. Loại hoa đó gọi là hoa Tầm xuân.(Blog songvedau)
Rất có thể. nó cũng tương tự như loài Hoa Vông Vang trong tiểu thuyết của Đỗ Tốn thời Tự Lực Văn Đoàn hoặc như ngọn Lá Diêu Bông trong bài thơ của Hòang Cầm- những hoa ấy,lá ấy đều chỉ là sản phẩm trong thế giới ảo của thơ ca lãng mạn..Phải chăng đây cũng chính là điều mà nhà thơ Lưu Quang Vũ đã từng viết: Hoa tìm mùa Xuân suốt đời không gặp
Anh suốt đời chẳng gặp sắc tầm xuân ... (Blog NamMai)
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước ra vườn cà hái nụ tầm xuân;
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay ...
Nhưng ngoài câu ca dao trên còn vài câu thơ như là :
Dáng tầm xuân uốn trong tranh tố nữ
Ôi tiên nương nàng lại ngự nơi đây
Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường...Loài hoa hồng thì chắc là không thể khêu gợi, uốn éo như lời thơ của Bích Khê. Có lẽ Bích Khê, thi sĩ của thi sĩ sinh trưởng trên vùng đất của sông Thu Bồn, núi Thiên Ấn có dịp ngắm nhìn những đoá Tầm Xuân thuộc họ đậu lãng mạn Clitoria mariana hay Clitoria ternatea này chăng?
Không biết nhạc sĩ Xuân Tiên đã đề cập đến loài hoa Tầm Xuân nào khi soạn "Khúc Ca Ân Tình" ..."một ngày tìm về phương Bắc, hái hoa Tầm Xuân trao nàng..."
(Theo Phan Bảo Thư)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét