Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Bóng dáng người Thượng...(2)

Bóng dáng người Thượng...
Giao lưu văn hóa ngày một mạnh mẽ diễn ra giữa đồng bào các tộc người trong tỉnh, các địa danh cũng có khi được hình thành trên cơ sở của sự giao lưu giữa tên gọi của người êđê và người M’Nông, êđê và Jrai, giữa người Việt và các tộc người “tại chỗ” (như vùng C|ư\ Phiang đặt tên là xã Hòa Phong). Những sự giao lưu đó góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của địa danh tỉnh Dak Lak, đồng thời cũng tạo nên cả sự “phức tạp” trong việc sử dụng những địa danh này.
2/ Những địa danh cải biên hoặc đặt theo cách gọi của người Việt và các dân tộc khác, có thể được hình thành theo nhiều cách.
- Cách Việt hóa địa danh sở tại như Đức Minh việt hóa từ tên gọi Dak Mil, Nam đà việt hóa từ tên gọi Nâm đa, Đức Lập mượn tên nhánh suối Dak Rlăp….
- Cách dịch nghĩa địa danh như Trúc Sơn (xã của huyện C|ư\ Jut) là dịch nghĩa của địa danh C|ư\ Jut, trong đó C|ư theo tiếng êđê có nghĩa là Núi (Sơn), Jut có nghĩa là Cây trúc.
- Gắn tên địa phương gốc của đồng bào mới đến để tạo thành địa danh mới như xã Hòa Thắng là nơi định cư của một số đồng bào Mường quê ở Hòa Bình, Gia Nghĩa là nơi định cư của một số người Việt ở Quảng Ngãi, một số địa danh bắt đầu từ chữ Quảng do người Việt quê ở các xứ Quảng đặt (xã Quảng Điền, huyện Krông Ana), Thôn Hòa Nam (xã Ea Nuôl), thôn Mường (ở xã Ea Wer, huyện Buôn đôn)…
- Đặt các địa danh với các ngụ ý cầu mong điều tốt đẹp như phường Thắng Lợi, phường Thống Nhất, xã Xuân Phú, xã Hòa Phong, xã Đoàn Kết…


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét