Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Bóng dáng người Thượng...(3)

Bóng dáng người Thượng...
Hiện trạng của việc sử dụng địa danh ở tỉnh ta.
Tại các cấp từ tỉnh đến tận các xã, thôn, buôn, đều có một hiện trạng khá phổ biến của việc sử dụng địa danh. đó là:
Sự không thống nhất cách viết, cách đọc các địa danh. Nói đúng hơn là sử dụng sai từ gốc do nghe, nói không chuẩn và đọc viết không đúng từ địa phương.
Krông KNô được viết và gọi là Krông Nô, Crông Nô, Krông Knô.
Buôn Ma Thuột có lúc được viết và gọi là... Ban Mê, Ban Mê Thuột, Buôn Mê Thuột, Buôn Ma Thuật và Buôn Ma Thuộc.
Dak Lak được viết và gọi bằng nhiều các khác nhau: Đắc Lắc, đăkLăk, Dăk Lăk, Đắk Lắk và Dak Lak. Có lúc được viết 2-3 cách khác nhau ngay cùng một tài liệu hoặc một tờ báo.
Cũng là địa danh được mở đầu bằng chữ êa (tiếng êđê, có nghĩa là Sông, suối, nước), song lại được viết và gọi bằng nhiều cách khác nhau: ea,Ia (xã Ia lốp) Ya (xã Ya Tơ Mốt của huyện Ea Sup). C|ư\ (tiếng êđê, có nghĩa là núi), hầu hết không được viết đúng chữ êđê vì trong hệ thống máy tính văn phòng không có “phông” chữ này nên các bộ phận văn thư thường chỉ đánh ra chữ Cư, một từ không có nghĩa trong tiếng êđê, và nếu đọc theo kiểu người Việt thì không thể có âm gần đúng chữ C|ư\ – núi của người êđê. Nếu phiên âm ra tiếng Việt để có cách đọc gần đúng chữ C|ư\, chúng ta phải phiên âm thành Chứ (dấu sắc thay cho dấu ˇ trên chữ ư).
Vậy thì C|ư\ Ju\t có thể viết thành Chứ Jut. Cũng như vậy, C|ư\ Yang Sin có thể viết thành Chứ Yang Sin. Nâm nghĩa là núi (tiếng M’Nông) hiện đều bị viết sai, đọc sai thành Nam (Nam Nung, Nam Ka,…).
((Trích " Đôi điều bàn về địa danh ở Đăk Lăk" của Nguyễn Hữu Trí
PCT. Liên hiệp các Hội KH & KT tỉnh Dak Lak)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét