Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Bóng dáng người Thượng...

Bóng dáng người Thượng...
Lần theo sự xuất hiện địa danh....
Dak Lak là tỉnh có bề dày lịch sử rất phong phú và đa dạng, với nhiều tộc người anh em cùng nhau làm ăn, sinh sống. Theo dòng thời gian, các tộc người xuất hiện trên quê hương này gồm người Êđê, người M’Nông, người Jrai… Kế đến là người Việt, người Bru, Vân Kiều và gần hầu hết các tộc người thiểu số phía Bắc như Tày, Thái, Mường, Mông, Dao…
Các địa danh trên địa bàn theo đó lần lượt được hình thành ở nhiều dạng khác nhau nhưng chủ yếu có thể có 2 loại, loại dựa vào ngôn ngữ của các dân tộc cư trú lâu đời nhất ở Dak Lak và loại cải biên tên gọi đã có hoặc gắn với tên địa phương của dân mới đến.
1/ Những địa danh được gọi bằng ngôn ngữ Êđê, M’Nông, Jrai… thường mượn từ tên gọi các địa hình, địa vật – núi, đồi, sông, suối, ao hồ, vùng tự nhiên hoặc tên người trong truyền thuyết, trong lịch sử:Theo tên gọi đồi núi: (huyện) C|ư Ju\t, (huyện) C|ư\ Mgar hoặc (xã) Nâm Nung, Nâm Ka, Yôk Yu, Yôk Rling…
- Theo tên gọi sông suối: (Huyện) Krông Knô, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Dak Mil, Dak Nông, (xã) Ea Tlinh.
- Theo tên gọi một con thác: (Buôn) Drai H’ling, Drai Săp.
- Theo tên gọi vùng tự nhiên: Buôn Trăp, Buôn C|uah, Buôn C|uôr, Buôn Đôn…
- Theo tên gọi nhân vật trong truyền thuyết, lịch sử: (Buôn) MaThuột, (huyện) M’Drak, Ea H’Leo, Krông H’Năng, Buôn Niêng, Suối ÊaNiêng (tên của người lập buôn Niêng), Buôn DrangFôk (tên chủ buôn đầu tiên là Y Drang và vợ là H’Fôk)
(Trích " Đôi điều bàn về địa danh ở Đăk Lăk" của Nguyễn Hữu Trí
PCT. Liên hiệp các Hội KH & KT tỉnh Dak Lak)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét