Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Xứ Thượng... DÂN TỘC MẠ

Xứ Thượng...
DÂN TỘC MẠ
Dân tộc Mạ có gần 33.000 người, cư trú chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng. Người Mạ có tên gọi khác là Châu Mạ và có các nhóm địa phương: Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngăn. Tiếng Mạ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơmer.
Người Mạ sống thành từng bon (làng), mỗi bon có từ 5 đến 10 nhà sàn dài (nhà dài là nơi ở của các thế hệ có chung huyết thống). Đứng đầu bon là quăng bon (ông già trưởng làng).
Người Mạ làm nương rẫy trồng lúa và cây khác như ngô, bầu, bí, thuốc lá, bông… Công cụ sản xuất thô sơ, có các loại dao xà gạc, cuốc xà bách, rìu, gậy chọc lỗ. Ở vùng lưu vực sông Đồng Nai (huyện Cát Tiên) có làm ruộng nước bằng kỹ thuật lùa cả đàn trâu xuống ruộng để trâu giẫm đất đến khi sục bùn thì gieo lúa giống (xạ lúa). Người Mạ nuôi trâu, bò… theo cách thả rông, lùa vào rừng sống thành đàn, chỉ khi cần giết thịt hoặc giẫm ruộng mới tìm bắt về.
Phụ nữ Mạ nổi tiếng về nghề dệt vải truyển thống với những hoa văn tinh vi hình hoa lá, chim thú với nhiều màu sắc. Nghề rèn sắt nổi tiếng ở nhiều làng. Họ tự luyện quặng lấy sắt để rèn các công cụ sản xuất và vũ khí như dao xà gạc lưỡi cong, lao… Ở vùng ven sông Đồng Nai, người Mạ làm thuyền độc mộc để đi lại, vận chuyển và đánh cá trên sông.
Trang phục cổ truyền: phụ nữ Mạ mặc váy uấn, dài quá bắp chân, nam giới đóng khố. Mùa làm nông, nhiều người ở trần, mùa rét choàng tấm mền. Có tục “cà răng, căng tai”, đeo nhiều vòng trang sức. Nhà trai chủ động trong hôn nhân, nhưng sau lễ cưới chú rễ phải sang ở nhà vợ, đến khi nộp đủ đồ sính lễ cho nhà gái mới được đưa vợ về ở hẳn nhà mình.
...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét