Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

DẤU XƯA XE NGỰA... *Ngô Khắc Lịch

Đà Lạt trong kỷ niệm ... và còn đó trong lòng người những chuyến xe thổ mộ gập ghềnh gõ nhịp...
DẤU XƯA XE NGỰA...
*Ngô Khắc Lịch
Ngày ấy Đà Lạt còn hoang sơ lắm, chưa có các loại phương tiện giao thông hiện đại như bây giờ, trong ký ức của những bác xà ích, Đà Lạt là một thành phố vừa trang trọng lại vừa cổ kính, với những toà biệt thự ẩn mình trong tán thông xanh. Hằng ngày, có những đoàn xe ngựa chở đầy hàng hoá, hoa và hành khách lộc cộc đi về trên phố giữa sương mù bao phủ. Thế nhưng, giờ đây nó chỉ còn là những hình ảnh đẹp của một thời đã xa…
Không ai nhớ rõ xe ngựa ở Đà Lạt xuất hiện từ khi nào, những người lớn tuổi ở đây chỉ cho biết là có từ thời rất xa xưa, khi Đà Lạt còn là một thị tứ. Thời đó, Đà Lạt hoang vắng, những con đường sỏi khúc khuỷu uốn lượn quanh co theo những sườn đồi thông thoai thoải, sáng sáng, chiều chiều lại có những đoàn xe ngựa thồ nối đuôi nhau chở đầy rau xanh, hoa quả, nông phẩm từ ngoại ô trở về thành phố. Thời hoàng kim, vào những năm 70 của thế kỷ trước, Đà Lạt được xem là vương quốc của xe ngựa với khoảng 500 chiếc. Lúc ấy, các bác xà ích làm ăn rất thịnh vượng, đi cả ngày, ngựa chạy đến chồn cả chân mà làm vẫn không hết việc. Những chiếc xe ngựa gắn bó với người Đà Lạt như một phương tiện lao động không thể thiếu và trở thành một nét đặc trưng của miền đất này.
...
Thành phố ngày càng phát triển, các phương tiện giao thông hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều, để đảm bảo công tác ATGT đường bộ và ATGT đô thị, UBND thành phố Đà Lạt ra quyết định số 921/ QÑ-UB ngày 23-8-1999 “V/v thực hiện biển báo cấm xe thô sơ và súc vật vào trung tâm thành phố Đà Lạt và hồ Xuân Hương”, không ít chủ xe ngựa coi đây là “định mệnh” trong cái nghề chạy xe ngựa của đời mình. Năm 1995, chỉ còn 40 người là quyết tâm sống chết với cái nghề đã được xem ra đã đến lúc hết thời này. Cho đến nay, toàn thành phố chỉ còn chưa đầy trên 20 chiếc xe ngựa. Các bác chạy xe ngựa không có bến bãi đành làm một việc bất đắc dĩ là “đứng chui”, làm ăn kiểu “dù”! Nhưng hình như, nhiều bác tài coi việc chạy xe ngựa là cái nghiệp gắn với cuộc đời mình thì phải.
Chia tay các bác xà ích trong một chiều mưa cuối tháng 8, không hiểu sao trong tâm hồn tôi chợt vọng về hai câu thơ đầy tính hoài niệm của bà huyện Thanh Quan: “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”.
Ngô Khắc Lịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét