Có lẽ xa xưa, tổ tiên người Chu Ru là một bộ phận trong khối cộng đồng Chăm...
SỰ LIÊN HỆ CỦA NGƯỜI CHURU VỚI NGƯỜI CHĂM
*Lm. Giuse Nguyễn Đức Ngọc
...
*Lm. Giuse Nguyễn Đức Ngọc
...
I. NHỮNG GIẢ THUYẾT
VỀ NGUỒN GỐC CỦA NGƯỜI CHURU :
Ngay từ những giả thuyết về nguồn gốc của người Churu, ta đã thấy có những liên hệ giữa người Churu với người Chăm.
VỀ NGUỒN GỐC CỦA NGƯỜI CHURU :
Ngay từ những giả thuyết về nguồn gốc của người Churu, ta đã thấy có những liên hệ giữa người Churu với người Chăm.
1. Giả thuyết "Căm bruh" :
Theo các "già làng" Churu [1] : Tên gọi Churu bắt nguồn từ chữ "Căm bruh" của tiếng Chăm. Căm : người Chăm – bruh : đi trốn. Căm bruh : người Chăm đi trốn. Người Churu là người Chăm đi trốn.
Ngày nay Anh em Churu còn hát một bài hát theo ý nghĩa này, với chữ "Chăm bruh" được lặp đi lặp lại như một điệp khúc, vừa hát, vừa múa, vừa thổi "rơkel", vừa đánh trống "pơnơng", một loại trống của người Chăm.
2. Giả thuyết "xâm đất" :
Trước đây người Churu vốn là một nhóm con cháu thân thuộc của người Chăm, đã từng sinh sống ở vùng duyên hải Trung Bộ nước ta hiện nay. Nhưng khi các vua chúa Chăm gây chiến tranh với người Khơme và người Việt, để phục vụ cho các cuộc chiến tranh liên miên đó, tầng lớp quý tộc Chăm đã tiến hành bóc lột những người nông dân lao động đồng tộc của mình hết sức thậm tệ. Chúng buộc họ phải vào rừng sâu tìm ngà voi, sừng tê giác và các lâm sản quý nộp cho chúng, hoặc bắt họ xuống sông đãi cát tìm vàng… Lại thêm nạn bắt phu, bắt lính liên miên làm cho đời sống của người nông dân lao động Chăm hết sức cực khổ. Để tránh được sự áp bức bóc lột nặng nề đó, một số người Chăm buộc lòng phải rời bỏ quê hương để tìm nơi đất mới. Chính những người di dân đầu tiên đó đã tự đặt cho mình tên gọi Churu như ngày nay. [2] Họ là những người đã mang theo nghề làm ruộng nước và nghề làm đồ gốm của người Chăm. Vì thế tại những địa bàn cư trú chính của người Churu hiện nay thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng vẫn còn lưu tồn nhiều địa danh chứng tỏ điều đó. Ví dụ, như những làng cổ truyền của nguời Churu : Krangọ, Krangchớ, B'Kăn... là những làng Churu biết làm ruộng và làm đồ gốm...
Theo các "già làng" Churu [1] : Tên gọi Churu bắt nguồn từ chữ "Căm bruh" của tiếng Chăm. Căm : người Chăm – bruh : đi trốn. Căm bruh : người Chăm đi trốn. Người Churu là người Chăm đi trốn.
Ngày nay Anh em Churu còn hát một bài hát theo ý nghĩa này, với chữ "Chăm bruh" được lặp đi lặp lại như một điệp khúc, vừa hát, vừa múa, vừa thổi "rơkel", vừa đánh trống "pơnơng", một loại trống của người Chăm.
2. Giả thuyết "xâm đất" :
Trước đây người Churu vốn là một nhóm con cháu thân thuộc của người Chăm, đã từng sinh sống ở vùng duyên hải Trung Bộ nước ta hiện nay. Nhưng khi các vua chúa Chăm gây chiến tranh với người Khơme và người Việt, để phục vụ cho các cuộc chiến tranh liên miên đó, tầng lớp quý tộc Chăm đã tiến hành bóc lột những người nông dân lao động đồng tộc của mình hết sức thậm tệ. Chúng buộc họ phải vào rừng sâu tìm ngà voi, sừng tê giác và các lâm sản quý nộp cho chúng, hoặc bắt họ xuống sông đãi cát tìm vàng… Lại thêm nạn bắt phu, bắt lính liên miên làm cho đời sống của người nông dân lao động Chăm hết sức cực khổ. Để tránh được sự áp bức bóc lột nặng nề đó, một số người Chăm buộc lòng phải rời bỏ quê hương để tìm nơi đất mới. Chính những người di dân đầu tiên đó đã tự đặt cho mình tên gọi Churu như ngày nay. [2] Họ là những người đã mang theo nghề làm ruộng nước và nghề làm đồ gốm của người Chăm. Vì thế tại những địa bàn cư trú chính của người Churu hiện nay thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng vẫn còn lưu tồn nhiều địa danh chứng tỏ điều đó. Ví dụ, như những làng cổ truyền của nguời Churu : Krangọ, Krangchớ, B'Kăn... là những làng Churu biết làm ruộng và làm đồ gốm...
3. Giả thuyết "Cha Moussay"
Linh mục Gerard Moussay là người Pháp, thuộc Tu Hội Thừa Sai Paris, đã ở nhiều năm với người Chăm, có nhiều tìm hiểu nghiên cứu về người Chăm, cách riêng về ngôn ngữ Chăm, với cuốn tự điển Dictionnaire Căm-Vietnamien-Francais.
Cha Moussay cho rằng : Người Churu là giới hoàng tộc của người Chăm và những ngươì Chăm hầu hạ giới hoàng tộc, chạy lên vùng cao nguyên.
Cũng theo Cha Moussay : Người Chăm còn lại vùng Phan Rang ngày nay, là những người dân ở lại tại chỗ, không có điều kiện bỏ đi, cũng như không đến nỗi phải sợ bị bắt bớ giết chóc như giới hoàng tộc. Họ ở lại cấy lúa nước để sống, và trồng bông dệt vải để mặc.
Và người Raglai là người Chăm trốn lên rừng. "Ra" bởi chữ "aràng" có nghĩa là : người, "glai" có nghĩa là : rừng. "Raglai" có nghĩa là : người rừng, người trốn lên rừng
Linh mục Gerard Moussay là người Pháp, thuộc Tu Hội Thừa Sai Paris, đã ở nhiều năm với người Chăm, có nhiều tìm hiểu nghiên cứu về người Chăm, cách riêng về ngôn ngữ Chăm, với cuốn tự điển Dictionnaire Căm-Vietnamien-Francais.
Cha Moussay cho rằng : Người Churu là giới hoàng tộc của người Chăm và những ngươì Chăm hầu hạ giới hoàng tộc, chạy lên vùng cao nguyên.
Cũng theo Cha Moussay : Người Chăm còn lại vùng Phan Rang ngày nay, là những người dân ở lại tại chỗ, không có điều kiện bỏ đi, cũng như không đến nỗi phải sợ bị bắt bớ giết chóc như giới hoàng tộc. Họ ở lại cấy lúa nước để sống, và trồng bông dệt vải để mặc.
Và người Raglai là người Chăm trốn lên rừng. "Ra" bởi chữ "aràng" có nghĩa là : người, "glai" có nghĩa là : rừng. "Raglai" có nghĩa là : người rừng, người trốn lên rừng
4. Giả thuyết "Cha Quang" :
Người Churu là những dân thường người Chăm đi theo lên vùng Dran (Đơn Dương) để hầu hạ vua quan người Chăm. Sau một thời gian dài, khi vua quan người Chăm không còn nữa, những người này nói một thứ ngôn ngữ, phát xuất từ tiếng Chăm, nhưng không phải là tiếng Chăm chính gốc. Đó là tiếng Churu và họ được gọi là người Churu.
Người Churu là những dân thường người Chăm đi theo lên vùng Dran (Đơn Dương) để hầu hạ vua quan người Chăm. Sau một thời gian dài, khi vua quan người Chăm không còn nữa, những người này nói một thứ ngôn ngữ, phát xuất từ tiếng Chăm, nhưng không phải là tiếng Chăm chính gốc. Đó là tiếng Churu và họ được gọi là người Churu.
5. Giả thuyết "Cha Trọng" :
Người Churu là những người Koho bị bắt hoặc tình nguyện làm nô lệ, hầu hạ cho vua quan người Chăm, khi vua quan người Chăm đến vùng Đơn Dương. Vì phải ở với vua quan người Chăm nên những người Koho này phải nói tiếng Chăm nhiều hơn. Sau một thời gian dài, khi vua quan người Chăm không còn nữa, họ nói một thứ ngôn ngữ mới, phát xuất từ tiếng Chăm có pha lộn nhiều tiếng Koho. Đó là tiếng Churu và được gọi là người Churu.
Người Churu là những người Koho bị bắt hoặc tình nguyện làm nô lệ, hầu hạ cho vua quan người Chăm, khi vua quan người Chăm đến vùng Đơn Dương. Vì phải ở với vua quan người Chăm nên những người Koho này phải nói tiếng Chăm nhiều hơn. Sau một thời gian dài, khi vua quan người Chăm không còn nữa, họ nói một thứ ngôn ngữ mới, phát xuất từ tiếng Chăm có pha lộn nhiều tiếng Koho. Đó là tiếng Churu và được gọi là người Churu.
6. Giả thuyết Pô Dharma :
Pô Dharma là người Pháp gốc Chăm, học trò của Cha Moussay. Tiến sĩ Sử học về người Chăm. Giáo sư Sử học Đại học Sorbonene.
Theo Pô Dharma : Người Churu là người Chămpa. Vì không có người Churu , người Raglai, người Êđê, người Giarai, người Chăm. Chỉ có người Chămpa.
Pô Dharma là người Pháp gốc Chăm, học trò của Cha Moussay. Tiến sĩ Sử học về người Chăm. Giáo sư Sử học Đại học Sorbonene.
Theo Pô Dharma : Người Churu là người Chămpa. Vì không có người Churu , người Raglai, người Êđê, người Giarai, người Chăm. Chỉ có người Chămpa.
7. Ngoài những giả thuyết trên, tác giả Marcel Ner trong cuốn "Au pays du droit maternel" đã viết : "Chính những người Churu đã phân biệt có ba nhóm Churu : Nhóm Churu – Raglai. Nhóm Churu – Chăm. Nhóm Churu – Koho, nói tiếng Koho".
Kết luận : Những giả thuyết về nguồn gốc của người Churu có những chi tiết khác nhau, nhưng có một điểm chung : Nguời Churu có một sự liên hệ rất gần gũi với người Chăm. Hầu hết các giả thuyết, sự liên hệ này bao gồm sự liên hệ về huyết thống.
...
...
...
...
VII. NHỮNG LIÊN HỆ KHÁC :
1. Có những người Churu mang họ Chăm :
a. Họ "Hàn" :
Như ông "Hàn" Đăng, ... Một khuôn mặt tiêu biểu của người Churu, một ông "Vua Churu" đã từng làm "Sous-chef de la province Haut Donnai", chỉ sau quan lớn Pháp, điều khiển cả vùng Đồng Nai Thượng. Không những mang họ Chăm, ông Hàn Đăng còn có vợ là người Chăm (Mò Phum). Vì có gốc gác Chăm, nên con cháu ông Hàn Đăng như : Touneh Hàn Thọ, Touneh Hàn Đinh... thông minh, giỏi, có học vị cao, chức vị cao trong xã hội.
Ông Hàn Thọ đã dọn luận án cao học về người dân tộc (đặc biệt về người Churu) và đã có học vị Tiến Sĩ. Ông từng giữ chức Tổng Thư Ký Bộ Sắc Tộc. Sau đó làm Chủ Tịch Hội Đồng Sắc Tộc... Ông Hàn Thọ là người Churu đầu tiên đã được rửa tội năm 1955 tại Nhà thờ Đàlạt. Trong cuốn sổ rửa tội của Nhà thờ Chánh Toà Đàlạt vẫn còn giữ hồ sơ rửa tội của ông.
Ông Hàn Đinh là "Directeur de l'Ecole primaire complementaire Franco – Koho de Kade". Sau này làm Phó quận trưởng quận Lạc Dương.
Con gái ông Hàn Đinh học bên Mỹ, lấy chồng Mỹ làm việc tại Viện Ngôn Ngữ của Mỹ, đặc biệt về tiếng Churu.
Ông Hàn Tinh là sĩ quan quân đội.
Ông Hàn Thạch làm Thông dịch viên tiếng Mỹ.
b. Họ "Chăm yàng in" :
Như "Chăm yàng in" Ya Breng. "Chăm yàng in" Ma Deng ở vùng Preh Tùng Nghĩa
c. Họ "Curu yàng" :
Như "Curu yàng" Ma Sia ở vùng B' Kăn gần Diom. "Curu yàng" Ma Thàm ở làng La Bui gần Lạc Viên. "Curu yàng" Ma Lim ở làng Tà In.
a. Họ "Hàn" :
Như ông "Hàn" Đăng, ... Một khuôn mặt tiêu biểu của người Churu, một ông "Vua Churu" đã từng làm "Sous-chef de la province Haut Donnai", chỉ sau quan lớn Pháp, điều khiển cả vùng Đồng Nai Thượng. Không những mang họ Chăm, ông Hàn Đăng còn có vợ là người Chăm (Mò Phum). Vì có gốc gác Chăm, nên con cháu ông Hàn Đăng như : Touneh Hàn Thọ, Touneh Hàn Đinh... thông minh, giỏi, có học vị cao, chức vị cao trong xã hội.
Ông Hàn Thọ đã dọn luận án cao học về người dân tộc (đặc biệt về người Churu) và đã có học vị Tiến Sĩ. Ông từng giữ chức Tổng Thư Ký Bộ Sắc Tộc. Sau đó làm Chủ Tịch Hội Đồng Sắc Tộc... Ông Hàn Thọ là người Churu đầu tiên đã được rửa tội năm 1955 tại Nhà thờ Đàlạt. Trong cuốn sổ rửa tội của Nhà thờ Chánh Toà Đàlạt vẫn còn giữ hồ sơ rửa tội của ông.
Ông Hàn Đinh là "Directeur de l'Ecole primaire complementaire Franco – Koho de Kade". Sau này làm Phó quận trưởng quận Lạc Dương.
Con gái ông Hàn Đinh học bên Mỹ, lấy chồng Mỹ làm việc tại Viện Ngôn Ngữ của Mỹ, đặc biệt về tiếng Churu.
Ông Hàn Tinh là sĩ quan quân đội.
Ông Hàn Thạch làm Thông dịch viên tiếng Mỹ.
b. Họ "Chăm yàng in" :
Như "Chăm yàng in" Ya Breng. "Chăm yàng in" Ma Deng ở vùng Preh Tùng Nghĩa
c. Họ "Curu yàng" :
Như "Curu yàng" Ma Sia ở vùng B' Kăn gần Diom. "Curu yàng" Ma Thàm ở làng La Bui gần Lạc Viên. "Curu yàng" Ma Lim ở làng Tà In.
2. Những dấu vết của người Chăm ờ vùng Đơn Dương, Đức Trọng :
a. Cách đây vài năm tại Proh, người ta đã tìm thấy một móng nhà bằng gạch, độ sâu 1m50, rông 5m, dài 10m. Theo các nhà khảo cổ Việt Nam đó là móng nhà một "đền thờ" của vua người Chăm.
b. Cũng tại Proh, người ta đào được những vật dụng của người Chăm : tô, chén, cốc... Và theo dân địa phương kể lại, tại một gốc tre trong vùng, người ta khám phá có khá nhiều vũ khí của người Chăm chôn dấu (kiếm, dao nhỏ...). Ngày nay vào những nhà anh em Dân tộc vẫn còn thấy những vũ khí của người Chăm.
c. Vùng Ka Đơn đã từng có một thời, anh em Kinh cũng như Dân tộc rủ nhau đi kiếm kho tàng người Chăm. Họ bảo nhau tìm cho bằng được những cái choé làm rượu, đáy có miếng đồng đen.
Vì trong dân gian có câu truyên : Có một người Chăm vẽ bản đồ kho báu của vua Chăm vào miếng đồng đen lớn. Sau đó cắt thành 10 miếng nhỏ và lát vào đáy 10 cái choé, trao lại cho 10 người con, mỗi người con một cái choé, và nói với các con rằng : Khi nào có điều kiên, sẽ gặp lại nhau, ráp lại 10 miếng đồng đen đó, để tìm lại kho tàng. Còn nếu bán, cứ tính mỗi đời là 10 con trâu. Bao nhiêu đời thì bấy nhiêu con trâu cho một cái choé.
Cũng thế, để tìm kho tàng, người ta rủ nhau đi đào những ngôi mộ của người Chăm ở rải rác trong vùng, nhiều ngôi mộ người Dân tộc bị "đào oan", đem đến kiện tụng. Sau này mới biết, đó là những ngôi mộ giả. Dường như người Chăm làm nhiều ngôi mộ giả là để đánh lừa những người đi tìm kiếm kho tàng của người Chăm.
Việc đi tìm kho tàng này phù hợp với tài liệu "Đi thăm kho tàng của các Vua Chàm" của nhà Nhân chủng Học Nghiêm Thẩm, cũng như theo lời kể của các "già làng" Churu : ngày xưa đã từng có hai kho tàng của các Vua Chăm một ở Sop (Sopmadronghay) vùng xã Loan và một ở Krayo vùng xã Tà Năng. Hiện nay vẫn còn móng nhà của kho tàng vua Chăm ở Sop.
Cũng trong tài liệu "Đi thăm kho tàng của các vua Chàm", trang 1, Giáo sư Nghiêm Thẩm đã viết : "Hai nhà bác học Henri Parmentier và Linh mục E. M. Durand có viết một bài khảo cứu đầy đủ về các bảo vật của vua Chàm trong Kỷ yếu của Pháp quốc Viễn Đông Học Viện, tập V (1905) trang 146. Sau đó J.Y. Claeys cũng viết về mấy kho tàng ở Bình Thuận, tập XXVIII (1928), trang 607 – 610. Năm 1929 – 1930. M. Ner có tới thăm các kho tàng đó và có ghi trong tờ tường trình in trong tập XXX (1930), trang 533 –576 ; Linh mục J. Dournes cũng có nói qua đến vài kho tàng đó trong cuốn sách "En suivant la piste des hommes sue les Hauts Plateaux du Việt-Nam" (René Julliard Paris, 1955) trong những trang 24, 25 và 158, 160."
d. Có những người Chăm ở vùng Phan Rang, Phan Rí bỏ lên vùng người Churu. Để cho an toàn, họ đã đổi tên, đổi họ sang tên họ Churu, bắt vợ bắt chồng người Churu. Hiện nay con cháu của họ đang ở trong những làng của người Churu.
a. Cách đây vài năm tại Proh, người ta đã tìm thấy một móng nhà bằng gạch, độ sâu 1m50, rông 5m, dài 10m. Theo các nhà khảo cổ Việt Nam đó là móng nhà một "đền thờ" của vua người Chăm.
b. Cũng tại Proh, người ta đào được những vật dụng của người Chăm : tô, chén, cốc... Và theo dân địa phương kể lại, tại một gốc tre trong vùng, người ta khám phá có khá nhiều vũ khí của người Chăm chôn dấu (kiếm, dao nhỏ...). Ngày nay vào những nhà anh em Dân tộc vẫn còn thấy những vũ khí của người Chăm.
c. Vùng Ka Đơn đã từng có một thời, anh em Kinh cũng như Dân tộc rủ nhau đi kiếm kho tàng người Chăm. Họ bảo nhau tìm cho bằng được những cái choé làm rượu, đáy có miếng đồng đen.
Vì trong dân gian có câu truyên : Có một người Chăm vẽ bản đồ kho báu của vua Chăm vào miếng đồng đen lớn. Sau đó cắt thành 10 miếng nhỏ và lát vào đáy 10 cái choé, trao lại cho 10 người con, mỗi người con một cái choé, và nói với các con rằng : Khi nào có điều kiên, sẽ gặp lại nhau, ráp lại 10 miếng đồng đen đó, để tìm lại kho tàng. Còn nếu bán, cứ tính mỗi đời là 10 con trâu. Bao nhiêu đời thì bấy nhiêu con trâu cho một cái choé.
Cũng thế, để tìm kho tàng, người ta rủ nhau đi đào những ngôi mộ của người Chăm ở rải rác trong vùng, nhiều ngôi mộ người Dân tộc bị "đào oan", đem đến kiện tụng. Sau này mới biết, đó là những ngôi mộ giả. Dường như người Chăm làm nhiều ngôi mộ giả là để đánh lừa những người đi tìm kiếm kho tàng của người Chăm.
Việc đi tìm kho tàng này phù hợp với tài liệu "Đi thăm kho tàng của các Vua Chàm" của nhà Nhân chủng Học Nghiêm Thẩm, cũng như theo lời kể của các "già làng" Churu : ngày xưa đã từng có hai kho tàng của các Vua Chăm một ở Sop (Sopmadronghay) vùng xã Loan và một ở Krayo vùng xã Tà Năng. Hiện nay vẫn còn móng nhà của kho tàng vua Chăm ở Sop.
Cũng trong tài liệu "Đi thăm kho tàng của các vua Chàm", trang 1, Giáo sư Nghiêm Thẩm đã viết : "Hai nhà bác học Henri Parmentier và Linh mục E. M. Durand có viết một bài khảo cứu đầy đủ về các bảo vật của vua Chàm trong Kỷ yếu của Pháp quốc Viễn Đông Học Viện, tập V (1905) trang 146. Sau đó J.Y. Claeys cũng viết về mấy kho tàng ở Bình Thuận, tập XXVIII (1928), trang 607 – 610. Năm 1929 – 1930. M. Ner có tới thăm các kho tàng đó và có ghi trong tờ tường trình in trong tập XXX (1930), trang 533 –576 ; Linh mục J. Dournes cũng có nói qua đến vài kho tàng đó trong cuốn sách "En suivant la piste des hommes sue les Hauts Plateaux du Việt-Nam" (René Julliard Paris, 1955) trong những trang 24, 25 và 158, 160."
d. Có những người Chăm ở vùng Phan Rang, Phan Rí bỏ lên vùng người Churu. Để cho an toàn, họ đã đổi tên, đổi họ sang tên họ Churu, bắt vợ bắt chồng người Churu. Hiện nay con cháu của họ đang ở trong những làng của người Churu.
3. Người Churu đã học làm đồ gốm và làm ruộng nước từ người Chăm. Chính vì thế, từ xa xưa người Churu đã biết làm đồ gốm và làm ruộng nước . Hiện nay làng K'răngo
(go : nồi), một làng Churu vùng Đơn Dương, vẫn giữ nghề truyền thống làm đồ gốm
(go : nồi), một làng Churu vùng Đơn Dương, vẫn giữ nghề truyền thống làm đồ gốm
4. Ngày xưa, người Churu và người Chăm xử dụng hai con đường để liên hệ với nhau :
a. Con đường từ Xã Loan Tà In xuống Phan Rí.
b. Con đường từ Diom ngang qua Ma Nới xuống Phan Rang.
Qua hai con đường này, người Churu liên hệ với người Chăm về nhiều mặt, nhưng chủ yếu là trao đổi hàng hóa : Người Churu đổi trâu, dê, heo, gà... lấy mắm muối, cá khô, khăn áo, vải vóc... của người Chăm
a. Con đường từ Xã Loan Tà In xuống Phan Rí.
b. Con đường từ Diom ngang qua Ma Nới xuống Phan Rang.
Qua hai con đường này, người Churu liên hệ với người Chăm về nhiều mặt, nhưng chủ yếu là trao đổi hàng hóa : Người Churu đổi trâu, dê, heo, gà... lấy mắm muối, cá khô, khăn áo, vải vóc... của người Chăm
5. Đi làm sâu cho người Chăm (nau duh) :
Người Churu từng đi làm sâu cho người Chăm (làm việc không trả công, chỉ cho ăn) : Những người lớn có sức khoẻ trong làng Churu, thay phiên nhau, mỗi đợt vài người, cùng đi với các làng khác, cứ 15 ngày đổi "ca" môt lần, để đi làm sâu cho người Chăm, phục vụ cho những quan lại người Chăm: qúet nhà, gánh nước, chăn dê, chăn trâu, đi cày... nhất là làm thuỷ lợi, đào mương, đắp đập. [12]
Ngươi già churu có kể lại một câu chuyện tếu đi làm sâu như sau : Để đào mương có kết quả, người Chăm chia người Churu ra làm hai nhóm thi đua nhau : Nhóm đàn ông đào mương đàn ông (rơbòng lơkêi), nhóm đàn bà đào mương đàn bà (rơbòng kơmêi) (những mương này vẫn còn). Cuối cùng, tuy khoẻ hơn, nhưng đàn ông vẫn thua ! Lý do rất đơn giản : khi gãy cán cuốc, đàn bà không biết sửa, nhờ đàn ông, đàn ông cứ vui vẻ sửa ! còn thì giờ đâu nữa để mà đào ! Thế là đàn bà thắng !
Chính vì đi làm sâu cho người Chăm. Nên hiện nay, vùng người Chăm, có một số người Chăm lai Churu. Họ là con cháu của những người Churu đi làm sâu cho người Chăm, những người này, quen phụ nữ Chăm và ở lại bắt vợ Chăm.
Người Churu từng đi làm sâu cho người Chăm (làm việc không trả công, chỉ cho ăn) : Những người lớn có sức khoẻ trong làng Churu, thay phiên nhau, mỗi đợt vài người, cùng đi với các làng khác, cứ 15 ngày đổi "ca" môt lần, để đi làm sâu cho người Chăm, phục vụ cho những quan lại người Chăm: qúet nhà, gánh nước, chăn dê, chăn trâu, đi cày... nhất là làm thuỷ lợi, đào mương, đắp đập. [12]
Ngươi già churu có kể lại một câu chuyện tếu đi làm sâu như sau : Để đào mương có kết quả, người Chăm chia người Churu ra làm hai nhóm thi đua nhau : Nhóm đàn ông đào mương đàn ông (rơbòng lơkêi), nhóm đàn bà đào mương đàn bà (rơbòng kơmêi) (những mương này vẫn còn). Cuối cùng, tuy khoẻ hơn, nhưng đàn ông vẫn thua ! Lý do rất đơn giản : khi gãy cán cuốc, đàn bà không biết sửa, nhờ đàn ông, đàn ông cứ vui vẻ sửa ! còn thì giờ đâu nữa để mà đào ! Thế là đàn bà thắng !
Chính vì đi làm sâu cho người Chăm. Nên hiện nay, vùng người Chăm, có một số người Chăm lai Churu. Họ là con cháu của những người Churu đi làm sâu cho người Chăm, những người này, quen phụ nữ Chăm và ở lại bắt vợ Chăm.
Kết :
Những điều trình bày ở trên, cho chúng ta thấy rằng : Người Churu có một sự liên hệ đậm đà với người Chăm. Với sự liên hệ này, người Churu đã tiếp nhận phần nào văn hoá "rực rỡ" của người Chăm (những dấu tích của người Chăm còn lại như đền Mỹ Sơn, cổ viện Chàm Đà Nẵng, tháp Bà Nha Trang... cho thấy phần nào của sự "rực rỡ" đó). Di sản này giúp cho cuộc sống của người Churu "văn hoá" hơn...
Những điều trình bày ở trên, cho chúng ta thấy rằng : Người Churu có một sự liên hệ đậm đà với người Chăm. Với sự liên hệ này, người Churu đã tiếp nhận phần nào văn hoá "rực rỡ" của người Chăm (những dấu tích của người Chăm còn lại như đền Mỹ Sơn, cổ viện Chàm Đà Nẵng, tháp Bà Nha Trang... cho thấy phần nào của sự "rực rỡ" đó). Di sản này giúp cho cuộc sống của người Churu "văn hoá" hơn...
Lm. Giuse Nguyễn Đức Ngọc
* Tham khảo thêm trên nguồn http://simonhoadalat.com/…/ThuongHu…/ThuongHuan2007/Bai6.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét