Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÙ GIA MẬP

Xứ Thượng...
NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÙ GIA MẬP
Theo một nhà ngôn ngữ học, Bù Gia Mập - tên một huyện của tỉnh Bình Phước, có thể do hai từ Bù Gia và Bù Mấp trong ngôn ngữ của cư dân người Stiêng, chiếm số lượng lớn nhất vùng này gộp lại, trong đó “gia” có nghĩa cỏ tranh và “mấp” là gặp gỡ. Bù Gia Mập có nghĩa là gì thì chưa có ai giải thích. Nhưng trước mắt chúng tôi, một Bù Gia Mập không nhiều cỏ tranh. Hai bên đường 741, sau những mái nhà là màu xanh bạt ngàn của rừng.
...
Buôn làng của người S'tiêng sống trong vùng lõi Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (tổng diện tích 26.032ha, trải rộng trên địa bàn 3 xã: Bù Gia Mập, Đắk Ơ thuộc Bình Phước và xã Quảng Trực, tỉnh Đắk Nông).
...
Đi sâu vào Bù Gia Mập, qua các buôn làng người S'tiêng không thiếu nhiều câu chuyện, hình ảnh ly kỳ đậm dấu ấn rừng hoang. Cũng tại thôn Bù Rên 1, tôi gặp cụ bà Thị Ka, ngoài 70 tuổi lúc bà đang ngồi trước nhà dệt khố váy thổ cẩm. Như nhiều cụ ông cụ bà ở tuổi ngoài 70, cụ Thị Ka có đôi dái tai lòng thòng, lỗ tai được nong rộng có thể nhét vào đấy cả một cuộn chỉ.
Hỏi chuyện cụ Thị Ka, mới biết cùng với đôi dái tai lạ kỳ kia, hàm răng trên được mài cụt đến tận lợi vốn chỉ gặp ở những người già là biểu hiện sinh động một thời của tục cà răng căng tai, đánh dấu sự trưởng thành của cô bé, cậu bé ở làng, đồng thời là dấu hiệu để phân biệt sự khác nhau giữa người và thú: "Đứa nhỏ đẻ ra được xỏ lỗ tai rồi. Nó càng lớn, ông cha bà mẹ nong cái dái tai cho rộng. Lúc đầu nong bằng que nhỏ, rồi dùng que lớn hơn… Khi đứa nhỏ đủ lớn, nó tự nong tai. Ngày trước, ông bà cha mẹ nhìn ai có dái tai càng dài, rộng là người xinh đẹp, có tướng sang".
Theo chia sẻ của cụ bà Thị Ka, hơn 30 năm trước, chỉ cần nhìn vật trang sức là đôi hoa tai của một phụ nữ S'tiêng, người ta có thể biết được gia thế của người ấy giàu nghèo ra sao, hay chỉ đủ ăn hoặc có dư chút đỉnh. Người nghèo trang sức cho đôi dái tai được nong rộng của mình bằng ống lồ ô hay tre già, người khá hơn thì dùng hoa tai bằng sừng con min (bò rừng). Riêng phụ nữ quyền quý, giàu có dùng hoa tai bằng ngà voi được gọi là tuol-la.
...
Cụ Thị Ka không có đôi hoa tai bằng ngà voi tuol-la. Cụ cho biết số người già còn giữ những đôi hoa ngà như thế ở Bù Gia Mập hiếm lắm. Tìm hiểu mới biết vào thập niên 80 thế kỷ trước, khi cuộc sống mới dần về đến các buôn làng, người S'tiêng đã khép lại tục cà răng căng tai vì nó để lại quá nhiều đau đớn trên cơ thể con người, nhất là tục cà răng, tại một xó vùng cư trú của người S'tiêng đã có người chết do không chịu nổi sự đau đớn dùng đá mài răng và nhiễm trùng, mất máu.
...
Có lẽ ai cũng biết người S’tiêng hiện nay chủ yếu mang họ Điểu (đối với nam) và họ Thị (đối với nữ). Theo Địa chí Sông Bé, đây là hai họ do vua Minh Mạng đặt năm 1838.
...
TH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét