Xứ Thượng ...
NGÔI NHÀ TRỆT CỦA NGƯỜI M'NÔNG
Theo quan niệm của đồng bào M’nông, làm nhà dài có nhiều cái lợi: không tốn phên che vách hông, vào mùa mưa đi lại từ hộ này sang hộ khác không bị mưa ướt, bà con dòng họ được sống chung trong một mái nhà, chết sống có nhau, đói rét giúp nhau. Gia đình gốc, tức là thế hệ đầu tiên ở giữa, cai quản các hộ thành viên, những gia đình mới tách hộ ở hai bên.
Người M'Nông có cả nhà sàn và nhà trệt, ngôi nhà trệt của người M'Nông khá đặc biệt bởi chân mái thường buông xuống gần đất, nên cửa ra vào có cấu trúc vòm như tổ tò vò.
Hiện nay người Mnông cư trú tập trung theo nhóm địa phương, chủ yếu ở các huyện: Lắc, Mdrắc, Ðắc Nông, Ðắc Mil, Krông Pách, Ea Súp, Buôn Ðôn... thuộc tỉnh Ðắc Lắc; một bộ phận cư trú ở phía bắc tỉnh Sông Bé và tây nam tỉnh Lâm Ðồng; địa bàn phân bố về phía tây đến tận miền đông Cam-pu-chia, giáp ranh với biên giới nước ta.
Tên tự gọi: Mnông.
Nhóm địa phương: Mnông Gar, Mnông Nông, Mnông Chil, Mnông Kuênh, Mnông Rlâm, Mnông Preh, Mnông Prâng, Mnông Ðíp, Mnông Bhiêt, Mnông Sitô, Mnông Bu Ðâng, Mnông Bu Nor, Mnông Bu Ðêh...
...
...
(TH)
* Tham khảo thêm trên nguồn http://dantocmiennui.vn/54-dan-toc-…/nguoi-mnong/120046.html
* Tham khảo thêm trên nguồn http://dantocmiennui.vn/54-dan-toc-…/nguoi-mnong/120046.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét