Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

TU SỬA NHÀ RÔNG

Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như J'rai, Bahna, Sê-đăng...
TU SỬA NHÀ RÔNG
Nhìn từ xa, nhà rông được xây dựng đúng nguyên bản của đồng bào các dân tộc thiểu số, uy nghiêm như cánh buồm no gió đang lướt sóng ra khơi, hay như lưỡi rìu đang vút ngược lên trời xanh dũng mãnh như thách thức sự khắc nghiệt của điều kiện thời tiết Cao Nguyên, bất chấp mưa nắng, con người vẫn một lòng son sắt thủy chung. Nhà rông được xây dựng nơi cao ráo, đặt ở vị trí trung tâm của làng.
Nhà rông có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Cao Nguyên. Trong chừng mực nào đó, nhà rông như đình làng ở miền xuôi, là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp đón khách, nơi diễn ra các lễ hội trọng đại của dân làng, cũng là nơi người dân bàn luận các công việc hệ trọng của buôn làng, duy trì các nếp văn hóa đặc sắc từ đời này sang đời khác.
...
Theo nhiều vị già làng và nghệ nhân, để hoàn thành một ngôi nhà rông phải kéo dài 2 đến 3 tháng. Song trước đó, dân làng phải huy động hàng ngàn ngày công trèo đèo, lội suối vào tận rừng sâu tìm nguyên vật liệu như tre, nứa, gỗ... Phải chuẩn bị gỗ, nguyên vật liệu từ 1 đến 2 năm. Dân làng vào rẫy, ngủ tại rẫy để cắt tranh, lấy gỗ, chặt rui mè. Thậm chí đi cách xa làng khoảng 50 - 60km, người dân đùm theo nắm cơm để ăn qua bữa. Người dân rất vui được lấy nguyên vật liệu làm nhà rông
...
Song, quan trọng là phải có đội ngũ thợ thầy “ chuyên nghiệp”. Được sự chỉ dạy của ông, của cha và trải qua thực tế tham gia vào công việc làm nhà rông, những chàng trai vốn chỉ quen nương rẫy dần trở thành những người thợ lành nghề, trở thành những nghệ nhân thực thụ. Không hề có bản vẽ thiết kế, song người nghệ nhân làm nhà rông nắm rất chắc những kỹ thuật và kỹ năng cơ bản về đặt trụ, dựng khung, làm rui mè và lợp mái nhà rông. Tất cả những kỹ thuật và kỹ năng cơ bản này đã trở thành “bí truyền”, nếu không được chỉ dạy, hướng dẫn, không thể thực hiện. Cũng như những ngành nghệ thuật, làm nhà rông không chỉ cần sự tỷ mỉ, cẩn thận mà còn đòi hỏi sự khéo léo, tài hoa, tinh tế của nghệ nhân.
Vậy mới có thực tế, không phải ai, không phải làng nào cũng làm được nhà rông. Những nghệ nhân giỏi làm nhà rông ở làng này thường được làng khác mời về dựng nhà rông mới, sửa nhà rông hư hỏng.
Theo già làng A Gưch, làm nhà rông, sau khi dựng cột, khó nhất là làm khung mái và kết rui, mè. Để lợp mái nhà rông, người ta phải làm một khung phụ song song với khung chính, trèo lên khung phụ để thi công các hạng mục trên khung chính. Càng lên cao, càng đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế, chính xác tuyệt đối của người thợ dựng nhà rông.
...
(TH)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét