Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

BÓNG DÁNG NGƯỜI THƯỢNG * Ngô Tằng Giao

Đà Lạt xưa... người Cơ Ho (còn viết Cơho, Kơho, K’Ho, Côhô,…), một trong những cư dân bản địa, có ba nhóm tộc người: Chin, Srê và Lạch.
BÓNG DÁNG NGƯỜI THƯỢNG 
* Ngô Tằng Giao
Sau khi Đà Lạt phát triển thành một địa điểm du lịch, du khách vẫn còn gặp một số người Thượng ngay giữa trung tâm thành phố. Họ đi từ các buôn làng xa xôi ra trung tâm để bán một số sản phẩm và đồng thời mua về một số thực phẩm và vật dụng khác.
Đoàn người già trẻ lớn bé đều có đủ, răng cà sún sát nướu, trái tai đàn bà con gái căng to đeo lủng lẳng miếng gỗ dẹp tròn to bằng miệng ly uống nước. Lại có cả heo, chó, gà mang theo, ốm nhom. Đàn ông chỉ đóng chiếc khố, da họ dày và đen thui, lưng mang gùi, tay cầm roi mây, xà gạc. Tụi nhỏ kháo nhau rằng trong rừng cây cối rậm rạp không thể nào đi được một bước nếu không có xà gạc để dọn đường, còn roi mây dùng để đánh cọp.
Đàn bà thì ở trần, mặc váy đen vằn trắng, cũng mang gùi hoặc mang em bé sau lưng. Oai hơn cả vẫn là những người lè kè trên vai chiếc nỏ, để ló ra sau gùi ống tre đựng tên nhọn…Họ bán heo, gà, bắp, kê, móng cọp, nanh heo rừng v.v... và mua gạo, muối. Họ biết xài tiền nhưng không biết đếm. Chẳng hạn họ bán ba cắc một con gà thì họ nói con gà này giá một cắc, một cắc, một cắc, vừa nói vừa chìa một ngón tay thôi, chìa ra làm ba lần. Họ không chịu bán chó. Xong họ ngồi chiếm hết những bậc tam cấp của chợ, mỗi người lấy từ trong gùi một cái đãy làm bằng lát cuốn tròn đựng cơm nguội và mắm, lắc lắc đổ ra bàn tay vắc lại thành cục cho vào miệng ăn ngon lành. Ăn xong, họ đến những vòi nước máy công cộng kê miệng uống, rồi lấy ống điếu cần thật dài mồi lửa hút thuốc. Có người mua chai nước ngọt uống vài ngụm, rồi tới vòi nước máy châm thêm cho đầy đưa cho người khác uống, người đó uống một ít lại đi lấy nước máy châm thêm, cứ thế uống mãi không hết một chai. Không đầy một tiếng sau đó họ đã lục tục kéo nhau đi cùng những chú chó ốm nhom.
Bóng dáng của người thượng đã trở thành một nét văn hóa lịch sử của Đà Lạt. Ngày nay, du khách tới Đà Lạt vẫn luôn tò mò và háo hức giao lưu với người dân tộc để cảm thụ được nét đẹp từ thuở xưa của Đà Lạt.
"ĐÀ LẠT NGÀY THÁNG CŨ"
Ngô Tằng Giao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét