Tìm hiểu qua địa danh có nhiều người dân S'Tiêng sinh sống...
PHƯỚC LONG, QUÊ HƯƠNG THỨ HAI CỦA TÔI
*Nguyễn Hoàng Long
*Nguyễn Hoàng Long
Phần I: CON NGƯỜI
Tôi theo gia đình lên Phước Long sống vào năm 1960. Thuở ấy, nếu nói núi Bà Rá sẽ có nhiều người biết hơn nói đến tỉnh Phước Long (PL). Ba tôi là công chức được phái lên PL làm việc. Ông đến đấy trước, khi đã ổn định cuộc sống, xây được nhà xong mới rước mẹ và chị em chúng tôi lên. Nhà mái tranh, vách tre nhưng khá khang trang và nằm ở nơi giao nhau của hai con đường dân sinh: đường trước nhà dẫn đến phía sau phi trường Phước Bình, bên hông phải nhà là đường xe be chở gỗ dẫn vào chân núi Bà Rá. Cạnh nhà tôi là nhà của một chú, tôi không nhớ tên, cũng là công chức. Sau này, căn nhà bên cạnh được hai cô giáo sang lại và hai cô trở thành hàng xóm của gia đình chúng tôi.
Ấn tượng đầu tiên nơi tôi về PL là màu đỏ của đất và ngọn Bà Rá sừng sửng; chỉ cần bước ra khỏi nhà là thấy. Từ chập tối cho đến sáng sớm, những âm thanh từ bên ngoài vang vọng vào mà tôi nghe được rất lạ tai: tiếng của chim rừng, của thú rừng. Buổi trưa tiếng sáo diều vi vu của người dân tộc Stiêng bản địa, tôi vẫn thường thấy họ đi trước nhà, làm khung cảnh càng thêm hiu quạnh.
Người Stiêng, mà tôi quen gọi là đồng bào Thượng (Mountaineer), sống chủ yếu ở PL và một ít ở 2 tỉnh Bình Long, Tây Ninh. Theo chỗ tôi biết người Stiêng chỉ có một họ duy nhất là họ Điểu, và tên thường có hai chữ như: Điểu Lên, Điểu Lếp…, nhưng phải nói trình độ chơi diều của họ vào bậc thượng thừa và chỉ chơi một loại diều duy nhất là diều sáo. Tôi thường thấy họ đi thành nhóm ngang nhà theo một thứ tự nhất định: Người đàn ông đi đầu bên dưới đóng khố, với cây xà gạc móc trên vai phía trước ngực. (Cây xà gạc hay còn gọi chà gạc) gần giống cây rựa người dân nông thôn vẫn sử dụng, nhưng cán dài hơn [khoảng 60 – 70cm] làm bằng thân tre có cả phần gốc [củ tre] dài khoảng 10cm. Họ chọn cây tre có gốc và thân hợp thành góc 90 độ ( giống như cây gậy của các cụ già) rồi khoét một cái khe ở gốc để nhét lưỡi xà gạt bằng kim loại vào đó, như vậy phần gốc tre của xà gạc còn một đoạn dài 4 – 5cm; đủ để móc lên vai. Xà gạc vừa là công cụ để chặt, đốn cây, vừa là vũ khí tự vệ trước thú dữ.) Lếch thếch đi phía sau là trẻ em, phụ nữ. Phụ nữ Stiêng ngực để trần, bên dưới quấn xà rong, vai mang gùi chứa lâm sản (củi, măng, mật ong, dầu chai…) để trao đổi, tay bồng con nhỏ.
...
...
Những sản phẩm người Stiêng hay mua của người Kinh là muối hột và thuốc rê, loại thuốc lá rẻ tiền nhất và được bán dưới dạng từng bánh mà mấy bà cụ ăn trầu dùng để xỉa. (À, cái tên thuốc rê, theo tôi, có lẽ do người hút để vấn điếu thuốc phải ngắt cục thuốc, rồi để cục thuốc trên tờ giấy quyến, dùng ngón tay rê rê, nếu khéo, bằng không thì phải dùng cả 2 bàn tay vấn cho thành điếu thuốc tròn trịa, dễ hút. Có người còn gọi chúng là thuốc “bốc–lăn–xe”. Thật cụ thể và dễ hiểu. Tôi thật bất ngờ khi gần đây được người em họ bên trời Tây về tặng cho… gói thuốc rê! Té ra hiện nay thuốc rê vẫn còn được hút ở nhiều nơi, tuy hình thức gói thuốc có tươm tất, hiện đại hơn nhưng vẫn giữ nét cơ bản: vẫn phải rê! Sau đó, một lần lên sân bay Tân Sơn Nhất tôi lại thấy cảnh mấy “bà đầm” ba lô vừa ra khỏi sảnh lập tức ngồi xuống lề đường móc gói thuốc ra … rê.).
Cơm là thức ăn xa xỉ, người Stiêng chủ yếu ăn ngô (bắp) và sắn (khoai mì). Họ có trồng lúa nương nhưng năng suất thóc thu hoạch rất thấp, và hay bị mất mùa. Cơm được nấu trong ống tre, và phải nói đó là cả một nghệ thuật....
...
...
Lúc đầu, khi tỉnh mới thành lập, việc đi lại giữa Sài Gòn và PL do hãng xe đò Bửu Hiệp đảm trách. Hãng Bửu Hiệp có bến nằm trên đường Lê Lai, bên hông ga xe lửa SG. Xe đi PL theo lộ trình: Sài Gòn – cầu Bình Lợi – chợ Thủ Đức – chợ Lái Thiêu (Bình Dương) – Bến Cát – ngả 3 Chơn Thành – Đồng Xoài – Phú Riềng rồi mới đến PL. Hãng đảm trách cả việc chở thư cho bưu điện tỉnh. Lúc đầu rất đông công chức đến PL nhận nhiệm sở và đến bằng xe đò nên ít được chú ý, không được trân trọng đón tiếp. Sau này, do có chiến tranh nên công chức mới thường đến PL nhận nhiệm sở bằng phi cơ. Hàng Không Việt Nam bố trí loại máy bay Cessna chở được 6 hành khác bay tuyến này, và mỗi tuần có 1 hoặc 2 chuyến tuỳ theo lượng khách đặt chỗ. Khi này, tỉnh đã hoạt động ổn định nên ít bổ sung nhân sự, vì thế người được phái đến phải là công chức chánh ngạch, quan trọng. Thế là toà Hành chánh phái 1 chiếc xe Dodge (chở được khoảng 15 người) ra phi trường Phước Bình đón khách. Do đã nắm trước được danh sách hành khách, nên ty, sở nào có người mới sẽ cử người đi theo xe đón người của ty, sở mình. Tôi ham vui nên thỉnh thoảng xin tháp tùng đoàn người đi đón người mới. Tỉnh lỵ PL dạo ấy rất ít người, chủ yếu là công chức, gia đình công chức, binh sĩ và gia đình binh sĩ, cùng một số thường dân làm nghề kinh doanh và cung cấp dịch vụ cần thiết cho cộng đồng như thợ hớt tóc, thợ may… nên hầu như mọi người đã quen mặt nhau. Đã thành thông lệ, khi phi cơ đến, người đi đón viên chức mới sẽ đứng trong nhà chờ chờ, còn hành khách là cư dân cố cựu được người nhà bước ra đón. Phi cơ đáp, cửa mở, hành khách bước xuống, phi công mở cửa khoang hành lý trả cho khách. Nếu nhân viên mới nhận hành lý rồi đi thẳng về hướng nhà chờ, người đi đón vui mừng chạy đến chào người mới: PL có thêm 1 công dân. Nếu người ấy bước xuống phi cơ nhưng không vội nhận hành lý mà đứng nhìn quanh quất ở cảnh rừng, núi hoang vu, không một bóng xe trên con đường đá đỏ bụi mù trời chạy ngang phi trường (trừ chiếc dodge quân sự đậu cạnh nhà chờ), lâu lắm mới thấy một vài bóng người… dân tộc, còn nhà chờ thì không có được một tấm vách, trong nhà chờ có mấy người ngồi, đứng lổm nhổm, không có vẻ gì là PHƯỚC LONG CHÀO ĐÓN QUÝ KHÁCH như tấm bảng trên mái nhà chờ ghi. Có trường hợp người mới đến rút khăn tay lên che mặt… khóc rồi quày quả trở lại phi cơ. Khi đó người đi đón sẽ thất vọng leo lên xe quay về.
Cạnh đó, còn có rất nhiều người đã đến, đã trụ lại được ở PL và góp phần tạo sự tiến bộ cho tỉnh như: thầy Trần Hữu Thái, trưởng Ty Tiểu học, cùng các cô Ánh Dương, Liên, Định, Xuân Lan, Bạch Tuyết…, thầy Vũ Đình Tiến, hiệu trưởng trường Trung học Nhất Linh, cùng các thầy, cô Lê Thị Thanh, Hoàng Bảo Đài, Nguyễn Nhật Minh…, thầy Robin (một trong hai đoàn viên Peace Corps ở PL, người kia làm ở trại chăn nuôi của Ty Nông nghiệp) dạy tiếng Anh ở trường Nhất Linh, cùng rất nhiều nhân viên những ty, sở khác, và đám trẻ chúng tôi... đã tạo sự thay đổi theo hướng phát triển cho Phước Long.
(còn nữa)
Cạnh đó, còn có rất nhiều người đã đến, đã trụ lại được ở PL và góp phần tạo sự tiến bộ cho tỉnh như: thầy Trần Hữu Thái, trưởng Ty Tiểu học, cùng các cô Ánh Dương, Liên, Định, Xuân Lan, Bạch Tuyết…, thầy Vũ Đình Tiến, hiệu trưởng trường Trung học Nhất Linh, cùng các thầy, cô Lê Thị Thanh, Hoàng Bảo Đài, Nguyễn Nhật Minh…, thầy Robin (một trong hai đoàn viên Peace Corps ở PL, người kia làm ở trại chăn nuôi của Ty Nông nghiệp) dạy tiếng Anh ở trường Nhất Linh, cùng rất nhiều nhân viên những ty, sở khác, và đám trẻ chúng tôi... đã tạo sự thay đổi theo hướng phát triển cho Phước Long.
(còn nữa)
Nguyễn Hoàng Long
*Trích đoạn trên nguồn http://tongphuochiep-vinhlong.com/…/phuoc-long-que-huong-t…/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét