Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Xứ Thượng... miền đất huyền ảo...

Xứ Thượng... miền đất huyền ảo...
BÓNG DÁNG NGƯỜI THƯỢNG
...
Ði từ phía bắc vào, trước tiên ta gặp người Xơđăng, người Rơngao, người Bana, những tộc người ở trên núi sống trên một vùng đất hiểm trở, phủ rừng, ít thuận lợi cho việc trồng lúa nước, có năng suất cao hơn lúa rẫy. Ngày xưa các tộc người này rất dễ đi đánh nhau để cướp bóc và kiếm lấy của cải để sống. Ðặc biệt là người Xơđăng, giỏi làm ra vũ khí hơn là sản xuất trên đất đai nghèo nàn, vào "thời trung cổ" nổi tiếng đến tận phương nam là những chiến binh hung dữ và hiếu chiến. Ðến tận ngày nay, một người da trắng cẩn trọng không dám phiêu lưu một mình quá sâu vào vùng đất của họ. Hiện nay các giáo sĩ ở Kontum đã biết rõ về người Xơdăng, Rơngao, Bana và Giarai, họ có đến hai mươi nghìn con chiên trong các tộc người này.
Người Êđê ở Ðaklak. Ở đây, nhất là ở tỉnh lỵ Ban Mê Thuột, ta gặp những người Tây Nguyên tiến bộ, có học, khá giả hơn cả. Nhiều người đã rời bỏ quê hương, trở thành giáo viên, y tá v.v. ở các tộc người khác.
Ở phía nam vùng Êđê, người Bih nói ngôn ngữ Chàm, trung gian giữa người Noang và người Êđê.
Người Mạ làm thành một nhóm quan trọng ở về phía tây-bắc con đường đi từ Sài Gòn lên Ðà Lạt. Ta có thể phân biệt những tiểu nhóm như người Mạ Ja ở Liang Biang; nhưng họ là một nhóm tộc người thống nhất do có cùng một phương ngữ chung, một cách thức giống nhau trong việc xây dựng các ngôi nhà sàn, những trang trí giống nhau. Họ là những chuyên gia trong nghề làm những tấm chăn bằng bông, những trang phục thêu, những vòng đeo tai bằng ngà rất đẹp.
Người Stiêng sống ở phía tây người Mạ, ngày xưa được các nhà thám hiễm đầu tiên, và Hội truyền giáo bấy giờ đóng ở Brölam nghiên cứu kỹ hơn cả. Rồi cuộc suy thoái đã ngăn cản sự phát triển của họ. Người Stiêng là những người gần với những người Khơme láng giềng hơn cả, về mặt địa lý và văn hóa, trong số các tộc người chúng ta nghiên cứu; họ đã chịu một thời đô hộ của người Khơme, còn được chứng minh trong các sản phẩm nghệ thuật của họ. Họ vẫn còn giữ nhiều mối quan hệ với người Phnong, tức những người "Mọi" ở Cămpuchia.
Tộc người Mạ là trung gian giữa những người Tây Nguyên Khơme hóa này và tộc người Srê, mà họ cùng chia xẻ cao nguyên Ðồng Nai Thượng. Người Srê ở Djiring, đúng như tên gọi của họ [2] , là những người làm ruộng nước ở đồng bằng; điều đó khiến họ khác với các tộc người khác hầu như chỉ làm rẫy trên núi, và khiến họ là một tộc người tiến bộ hơn cả, trước khi có ảnh hưởng của người Pháp đến vùng Êđê. Xứ sở Djiring có nhiều vùng bằng phẳng mênh mông, phần lớn đã được khai phá, ở phía nam đường 20 và dọc theo các thung lũng chạy ngược lên giữa các dãy núi về phía đông-nam.
Ở phía đông người Srê, người Noang và Churu, bị Chàm hóa rất mạnh, còn lưu giữ các kho báu, các kiệt tác của nền văn minh ở nơi khác chỉ còn là một ký ức ấy. Cũng như vậy, người Raglay, ở phía nam, còn giữ các kho báu Chàm và có họ hàng gần gũi với người Noang, vùng đất này thuận lợi cho các mối tiếp xúc vì địa hình ít hiểm trở hơn.
Giữa người Noang và người Raglay, không có đỉnh núi cao nào ngăn cách, trong khi một dãy núi cao gần 2000 mét chia cách họ với người các tộc người phía tây.
Trên những sườn núi đó, dù sườn núi dốc đến đâu, đất đai cằn cỗi và rừng rậm đến đâu, vẫn là nơi bám ở của người Cil, một tộc người khốn khổ rất lạc hậu, chỉ sống bằng một ít gạo và ngô. Về mọi phương diện, đây là những người Tây Nguyên cuối hạng. Họ sống cực kỳ phân tán, khiến không thể tiếp xúc được với họ một cách có hiệu quả để nâng cao mức sống của họ.
Ðể cho đầy đủ, còn có một chùm các tộc người nhỏ phải nói đến: người Noup, người Köyon, người Dala, v.v. Tính cách của họ là kết quả ảnh hưởng của các tộc người láng giềng: Mạ, Srê, Raglay; cho nên chúng tôi không nghiên cứu về họ.
...
Dam Bo
*Dam Bo chính là bút danh của một trong những nhà Tây Nguyên học say mê nhất và nổi tiếng nhất: Jacques Dournes.
*Tham khảo thêm...
Miền đất huyền ảo - Dam Bo
Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương
Nguyên Ngọc dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét