Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

Xứ đạo của người dân bắc năm tư... ở Ban Mê Thuột !

Xứ đạo của người dân bắc năm tư... ở Ban Mê Thuột !
GIÁO XỨ KIM PHÁT
...
Đặt chân vào đất phương Nam, tất cả đều xa lạ và cách biệt, từ giọng nói đến phong tục tập quán. Tuy mỗi người một nơi, nhưng người dân Giáo xứ Như Tân - Phát Diệm đã tìm gặp được nhau tại trại định cư Tân Phát – Blao. Họ vui mừng gặp được Cha xứ của mình là cha Giuse Hoàng Y (Cha Quản xứ Như Tân - Phát Diệm từ năm 1950 – 1954).
Đất Blao tuy màu mỡ nhưng không thích hợp với người dân Kim Sơn chuyên trồng lúa nước. Theo sự giới thiệu của Tổng ủy di cư, cha Giuse và cha Phaolô Võ Quốc Ngữ thuộc trại định cư Tân Bùi cùng nhau đưa giáo dân lên cao nguyên Đăk Lăk lập nghiệp. Chuyến đi có khoảng 70 gia đình, đa số là giáo dân của cha Giuse tại Phát Diệm và một số gia đình thuộc làng Xuân Bản, Kẻ Báng - Hà Nội...
...
Sau khi tham khảo nhiều nơi, cuối cùng hai cha thương lượng và được vị già làng buôn Êa Khit nhượng lại 23 ha đất ruộng và đất rẫy. Hai cha đã quyết định lập trại (đó là Kim Châu - Kim Phát ngày nay).
Đầu tiên, hai cha dự định lập thành một Giáo xứ với tên gọi Kim Châu Phát, và xây dựng Nhà thờ tại trung tâm (chợ Hòa Hiệp ngày nay). Nhưng đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi ghé thăm, khuyên quý cha thành lập hai Giáo xứ riêng để tiện việc cử hành phụng vụ (vì kinh bổn và giọng đọc của giáo dân Bùi Chu và Phát Diệm khác nhau). Do đó cha cố Giuse đã thành lập Giáo xứ Kim Phát (ngày 27.11.1955) và nhận Thánh Tâm Chúa Giêsu làm bổn mạng Giáo xứ.
Năm 1956, ngôi thánh đường thứ II (mái tôn vách gỗ) được khởi công xây dựng để thay thế cho ngôi Nhà thờ mái tranh vách nứa.
...
Ngày 07/08/1969, cha cố Giuse Hoàng Y, Linh mục sáng lập Giáo xứ, sau gần 14 năm chăn dắt đoàn chiên đã được Chúa gọi về trong niềm tiếc thương vô hạn của toàn thể cộng đoàn.
Năm 1969 đến 1971, Giáo xứ được sự chăm sóc mục vụ của cha quản nhiệm Đaminh Đinh Minh Hiền (Quản xứ Kim Châu).
...
Năm 1971 đến 1978, cha Giuse Nguyễn Tiến Sự về làm Quản xứ Giáo xứ Kim Châu và kiêm quản nhiệm Giáo xứ Kim Phát.
Tháng 10/1978, cha Augustino Hoàng Đức Synh về làm Quản xứ trong thời gian khoảng 3 tháng.
Tháng 3/1979, cha Micae Trần Kim Chinh nhận bài sai của Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Huy Mai về Quản xứ Giáo xứ Kim Phát và quản nhiệm Giáo xứ Kim Châu, Giáo xứ Giang Sơn. Trong thời gian này, ngài đã trùng tu Cung Thánh, và phần thượng mái Nhà thờ.
...
Năm 1988, vâng lời Đức Giám mục Giuse Trịnh Chính Trực, cha Micae Trần Kim Chinh chuyển đi Quản xứ Chi Lăng. Cha Giuse Nguyễn Tiến Lễ về Quản xứ Giáo xứ Kim Phát. ...
Tháng 7/1997, cha Giuse lâm bệnh, sức khỏe yếu nên Đức Giám mục đã mời ngài về dưỡng bệnh tại Tòa giám mục.
Ngày 23.12.1997, Đức Giám mục Giuse Trịnh Chính Trực bổ nhiệm cha Giacôbê Phạm Xuân Lương (đang phụ trách phó xứ Giang Sơn) Quản xứ Giáo xứ Kim Phát. Với sự năng động và nhiệt huyết của tuổi trẻ, cha đã cùng cộng đoàn chung tay xây dựng các công trình: Tháng 4 năm 1998, tráng xi măng sân Nhà xứ, chuyển mộ từ nghĩa trang cũ vào nghĩa trang mới. Ngày 12/12/2001 thánh lễ đặt viên đá xây dựng Nhà thờ mới, khởi đầu cho công trình xây dựng lớn nhất từ trước đến nay của Giáo xứ. ...
...
Lịch sử Giáo xứ sang trang mới, theo văn thư bổ nhiệm của Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, ngày 31/01/2015, cộng đoàn Giáo xứ hân hoan vui mừng đón chào cha Gioan Baotixita Phạm Thế Truyền về nhận Quản xứ Giáo xứ nhà, sau 15 năm phục vụ Giáo xứ Nam Thiên.
Về với Giáo xứ, trong tư cách trưởng ban phụng tự của Giáo phận, cha đã thay đổi, bổ sung nhiều điều trong nghi thức phụng vụ để cho phù hợp với quy định chung. Cha cũng đặc biệt quan tâm đến đời sống đức tin của cộng đoàn, củng cố lại các đoàn thể, các ban chuyên môn như: Gia trưởng, Giới trẻ, Ban giáo lý đức tin, Ban thánh nhạc, Ban âm thanh ánh sáng, Ban loan báo Tin Mừng, Ban Caritas. Cha thành lập các ban mới như: Ban đọc sách, Ban nghệ thuật thánh, Ban trật tự thánh đường, Ban huấn giáo. Cha cũng tổ chức khóa đào tạo giáo lý viên, tổ chức các lớp dạy Anh văn miễn phí cho thiếu nhi trong xứ vào mỗi dịp hè, Cha luôn quan tâm đến việc phát triển cộng đoàn sắc tộc...
...
(Trích đoạn trong "Lược sử Giáo xứ Kim Phát 60 năm" đăng trênhttps://sites.google.com/…/giao-hat-giang-…/giao-xu-kim-phat )
*Tham khảo thêm về giáo dân Kim Phát-Kim Thành qua bài viết của NGUYÊN HẠNH (được đăng trên Fb Nguyễn Văn Hành).
GIÁO XỨ KIM PHÁT - KIM SƠN PHÁT DIỆM
- Bạn muốn người viết biết và suy nghĩ về Giáo xứ Kim Phát,mạn phép đề cập 3 yếu tố "đồng nhất" kịch nghệ(Unités theâtrales): đồng nhất thời gian(Unité de Temps),đồng nhất nơi chốn(Unité de Lieu) và đồng nhất hành động(Unité d'Action) chủ đạo trong kịch nghệ,vận dụng vào thành lập Gx Kim Phát.
1- Đồng nhất Thời gian-(Unité de Temps)
Cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 cuốn theo dòng người rời bỏ quê cha đất tổ đi tìm chốn an cư,qui luật sinh tồn con người từ xa xưa vẫn tiếp diễn như loài chim từ phương Bắc vỗ cánh tung bay từng đàn về phương Nam để trú Đông. Mốc lịch sử này đặt thời điểm năm 1955 khởi nghiệp hình thành Giáo xứ Kim Phát,chiết tự Kim là Vàng,lửa thử Vàng,gian nan thử Đức từ Kim Sơn- Phát,di dân từ Phát Diệm,Kim Sơn vào Thế kỷ 19 Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ(1778-1858) đã khai hoang 2 miền đất Tiền Hải-Thái Bình và đặc biệt Kim Sơn-Ninh Bình, vùng sình lầy đắp đê,lấn biển thập niên 1820 tôn tạo lên cao như rừng non núi trẻ trong thiên nhiên dân gian gọi Tiền Rừng là Kim Sơn. Diệm từ Phát Diệm do Lm Phê-rô Trần Lục(1825-1899),Quản xứ tiên khởi Giáo xứ Phát Diệm qua công trình đồ sộ nhà thờ Đá năm 1875 trong 30 năm kiến trúc đình chùa kết hợp Gothique Âu châu tạo nên quần thể mỹ quan văn hoá mà Unesco đang xúc tiến chứng nhận Di sản Thế giới.
Địa danh Kim Phát như trình bày mang giá trị lịch sử nhân văn không thể chối cãi. Là những giáo dân từ những năm đầu tiên từ năm 1955 khai hoang phục hoá vùng đất bazan trên cao nguyên Dảrlac,lịch sừ như lặp lại thời kỳ năm 1820,Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã đưa dân nghèo đắp đê,lấn biển hình thành Kim Sơn Phát Diệm. Những tiền bối dù chưa có Bảng Lưu niệm để hậu sinh ghi nhớ,người viết bài không phải người bản xứ KP, thế nhưng qua tìm hiểu những Ông trùm Tĩnh,Ông trùm Dinh em rể Lm Hoàng Quỳnh,Ông Chánh Định,Ông trùm Tính(Loa),Bà Quản Thực...những người cùng bà con giáo dân từ Kim Sơn-Phát Diệm khai phá miền đất đỏ bazan mầu mỡ.
2- Đồng nhất Nơi chốn(Unité de Lieu)
Linh mục Hoàng Y đã dìu dắt giáo dân Kim Sơn Phát Diệm về định cư địa bàn phân chia hai Giáo xứ do các Linh mục Giáo phận gốc ngoài Bắc hướng dẫn định cư: Gp Phát Diệm Giáo xứ Kim Phát,Giáo phận Bùi Chu Giáo xứ Kim Châu. Ảnh hưởng đời sống đạo đặc thù từ nhiều thế kỷ do các Linh mục Dòng thuyết giáo Đa Minh Địa phận Bùi Chu,Giáo phận Phát Diệm do các Linh mục Hội Thừa sai Paris nên kinh nguyện cung điệu khác nhau nhất là Ngắm 14 sự Thương khó Mùa Chay hai Giáo xứ diễn tả khác nhau. Không có đối nghịch chỉ qua giai điệu mang tiết tấu cá biệt từng Giáo xứ.
Giáo xứ Kim Phát những năm sau có Giáo họ Kim Thành cùng Giáo Buôn Hra Ninh đều khởi sắc rất đặc thù vùng miền: Giáo họ Kim Thành gồm nhiều giáo dân từ các Giáo phận Bùi Chu,Hải Phòng,Phát Diệm đến lập nghiệp trên trục lộ 27 giáp Gx Kim Phát năm 1956 nên sinh hoạt tôn giáo hết sức tế nhị khi đọc kinh hay nguyện ngắm linh động,cách ứng xử này hân hạnh được Ông trùm Vượng một trong nhiều vị tiên chỉ sáng lập Giáo họ Kim Thành chỉ giáo.
Giáo Buôn Hra Ninh được các Linh mục Thừa sai Paris Quản nhiệm từ trước năm 1975 như Linh mục Bianchetti và Lm Purguy nên sinh hoạt tôn giáo rất đặc thù do những Lm Thừa sai Paris giáo huấn thể hiện qua kinh nguyện bằng tiếng Ê-đê,chính Lm Bianchetti đã soạn thảo Tự điển Ê-đê-Pháp-Việt mà sau năm 1975 Nhà Nước CHXHVN dựa theo phát triển in ấn thành Tự điển và giáo trình ngôn ngữ đào tạo. Gặp Ông Ma Pip hỏi biết sơ qua nếp sống đạo sau năm 1975 sinh hoạt ra sao,Ông ngập ngừng trả lời không còn sinh hoạt sống động như khi có Linh mục Thừa sai,một phần vì sợ và nhất là chưa có Linh mục đến chia sẻ. Chính sách Tôn giáo cởi mở Linh mục Quản xứ Kim Phát đã đến và sinh khí sống đạo đã trở lại thậm chí Buôn Ea Tla,Buôn kế cận trước đây khi có Lm Thừa sai Paris chưa có người nhập đạo Công giáo,thế nhưng ngày nay đang chuyển mình kết hợp Giáo Buôn Hra Ninh mang sắc thái sống đạo núi rừng Tây Nguyên bên tiếng cồng chiêng,trống H'Gar và nhiều nhạc cụ khác vang dội trong nhà thờ hay lễ hội tôn giáo.
3- Đồng nhất Hành động(Unité d'Action)
"Tri hành đồng nhất" Giáo xứ Kim Phát chuyển động từ hai mốc thời gian:
a- Từ năm 1955-1975
"Có thực mới vực được đạo" giáo dân Kim Phát-Kim Thành nhờ sống bằng cây nông nghiệp cà phê do khai hoang những vùng đất gần nhà và đi xa hơn những lô cao su đất chưa canh tác. Nhiều gia đình phát triển kinh tế rất năng động. Cũng như giáo dân Giáo xứ Kim Châu,hai Giáo xứ này trở nên trù phú,người dân tập trung buôn bán sầm uất như chốn thị tứ,hành chính Xã tập trung nơi này gọi là Xã Kim Châu Phát. Đời sống đạo vẫn bình lặng dưới sự Quản xứ Lm Hoàng Y Kim Phát,Lm Đoan Kim Châu,có thể do lãnh đạo tinh thần hai Linh mục cao niên không còn hăng say như thời mới Di cư năm 1954.
b- Thời kỳ sau năm 1975
Câu trả lời khi có các Linh mục trẻ như Lm Micae Trần Kim Chinh và nhất là sự tích cực của Lm Gia-cô-bê Phạm Xuân Lương với nhiều công trình như xây dựng nhà thờ,tôn tạo Nghĩa trang,Đồi Thánh Giuse,nhà sinh hoạt... Linh mục Phạm Thế Truyền đang tiếp nối sinh hoạt tôn giáo năng động của Lm Tiền nhiệm Phạm Xuân Lương nhất là Truyền giáo.
Trở lại Giáo họ Kim Thành đang xây dựng nhà thờ,người giáo dân họ đạo Kim Thành hình như mảnh đất tạo nên nhiều chuyên gia xây dựng,người viết đan cử Ông trùm Vượng,chuyên gia xây cất lò gạch chất lượng,Ông Vũ Đức Ban xây dựng lò gạch 6 triệu viên năm trước năm 1975, sau năm 1975 bàn giao Nhà Nước XHCNVN. Những nỗ lực không mệt mỏi thôi thúc người giáo dân Giáo xứ Kim Phát đang khởi sắc hướng về ngày mai mà thổn thức như ca từ: Và Tình yêu đã vui trở lại.
Để trả lời nhập đề Giáo xứ Kim Phát người viết nói như César Đế quốc La Mã: Veni,Vidi,Vici- Tôi đã Đến,Tôi đã Thây,Tôi đã Tin(Khuất phục)
Nguyên Hạnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét