Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Vào thăm đất mường... YÊN Ả LÀNG QUÊ

Vào thăm đất mường...
YÊN Ả LÀNG QUÊ
Nó đâu chỉ là lối đi được hình thành bởi “đi nhiều thì sẽ thành đường” (nói như nhà văn Lỗ Tấn) mà còn là con đường của lứa tuổi (con đường đến trường, con đường chăn trâu, cắt cỏ), con đường của mỗi cộng đồng làng bản với cảnh sắc tự nhiên hội nụ nét văn hóa trong lao động, sinh hoạt ngàn đời. Thân thương lắm những con đường mòn cỏ xanh yên ả dẫn vào những bản Mường với nhà gác (nhà sàn) nhấp nhô gợi ký ức của một thời văn hóa Việt – Mường.
Không tọa lạc ở những con dốc cao, đồi vắng, không xuống quá thấp những bãi bồi phù sa, người Mường thường dựng nhà ở những sườn thoai thoải gần nguồn nước để canh tác lúa nước. Người miền xuôi lên đây sẽ thấy cảm giác gần gũi, ấm cúng như những làng Việt dưới đó bởi màu xanh của lúa, bởi những con đường vào làng cũng bằng phẳng thân quen với những cảnh con trâu, con bò đang nhẩn nha gặm cỏ, với đàn gà tung tăng kiếm mồi.
Nhưng độc đáo nhất, cũng là nét khác biệt để người khách đường xuôi nhận biết với các bản làng vùng đồng bào Thái phải là những hàng cau cao vút đón nắng sớm mai. Người Mường vẫn giữ tục ăn trầu, miếng trầu mời khách trong những dịp tang ma, cưới hỏi hay làm nhà. Theo những con đường có hàng cau chỉ lối, cau mọc hai bên như hàng lan can thẳng tắp, bước đến bên nhà gác sẽ gặp nụ cười của những bà cụ có hàm răng đen nhánh. Hương cau phảng phất trên những con đường, trong sạp hàng ngôi lán chợ quê nghèo đầu xóm thôn...
(Trích trong "Nét riêng trên con đường vào với bản Mường" của Bùi Việt Phương đăng trên báo Đất Việt)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét