Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Sử thi dân tộc Mường... TE TẤC TE ĐÁC (Đẻ Đất Đẻ Nước)

Sử thi dân tộc Mường...
TE TẤC TE ĐÁC (Đẻ Đất Đẻ Nước)
… Thuở ấy, khi đất còn pạc lạc (xơ xác, rời rạc), nước còn pời lời (bùng nhùng), trời còn puổng luổng (mung lung), bỗng “mưa dầm mưa dãi”, nước ngập bao la núi đồi, 50 ngày nước mới rút, tự nhiên mọc lên một cây xanh có 90 cành, có một cành chọc trời, biến thành ông Thu Tha, bà Thu Thiên...
...
Giọng mo ca... trầm vọng, thâm cung, rằng: “Vào Cửa Khổ, Rằng Khò – Một bận qua núi Làn Ai – Hai tháng qua nơi Van Chiếng – một hôm đến núi Khao Da – Ba hôm qua đồi Vận Chiếng – Chín đêm mười ngày đến đồi nhà ông Cai Da – Đến núi sau nhà Đạo Ký, ống – Trông đi, ngó lại – Thấy sáng cả trời… Có đàn gấu đứng chầu – đàn trút, đàn hoẵng đứng đón – chớp đỏ, rồng vàng leo lên, leo xuống – Hoa vàng bảy, trái vàng ba – Lá và hoa kêu ra nhạc ngựa – Rõ là cây bằng đá – lá bằng đồng – bông bằng thau – quả thì bằng thiếc…
...
Tiếng lòng của đồng bào dân tộc ở Mường ống, Mường Ai, Mường Khô, Mường Rặc, Mường Phấm, Mường Dồ, Mường Khang, Mường Khến, Mường Vó, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Khọi… hòa cùng bài ca rước tang lễ vào không gian, thời gian vô bờ bến. Trường ca từ bi ai đến nhộn nhịp, từ khóc than đến trường thiên lịch sử nhân loại và cuộc sinh nở của vũ trụ là một chuỗi dài hoành tráng của sân khấu đời Người, đời Vũ trụ bao la vĩnh hằng.
...
Việt Nam đã có sử thi Đẻ đất đẻ Nước vén màn rừng núi về góp mặt trong kho tàng Văn nghệ dân gian. Không phải trường ca về chiến tranh ILiát, cũng không hoàn toàn là trường ca về cuộc sống thanh bình như Ô đixê, mà Đẻ đất đẻ Nước là một Sử thi đồ sộ, là một sự kết hợp khéo léo các nguồn thần thoại với những biến cố chính trị, biến cố xã hội để sáng tạo nên tác phẩm; là một niềm say mê vô tận để quan sát và tái hiện cuộc sống, là một chuỗi diễn trình tỉ mỉ mọi sự kiện thời đại, để qua đó; nhìn thấu cái chân lý sống vẫn in hằn trong những thế kỷ xa xưa…
(Trích theo Vương Anh: Sử thi Đẻ đất đẻ nước và hội nhập)
Điểm nổi bật nhất và chung nhất của tất cả các thần trong "Đẻ đất đẻ nước" là không một vị thần nào có mặt mũi kỳ dị, thân hình đáng sợ như Thiên Lôi của Trung Quốc chẳng hạn. Thần Lúa là người con gái dịu hiền. Thần Chăn nuôi Lợn, thần chăn nuôi Gà, cũng là những phụ nữ nhân hậu. Một đặc điểm nữa trong "Đẻ đất đẻ nước": đa số thần là phụ nữ. Mụ-Da-Dần sinh ra người và dạy người dệt vải. Thần Lúa chắc phải xinh đẹp khi mang tên Tiến-Tiên-Mái-Lúa, thần Lợn, thần Gà là Mụ-La, Mụ-Húng. Làm công việc hái lượm cho nhà Lang là Mụ-Rấp, Mụ-Rưởi. Người được nhà Lang cử đi gặp các nữ thần để xin giống lúa, giống lợn, giống gà cũng là một phụ nữ: Nàng-Dặt-Cái-Dành, Lành-Con-Khôn-Cái-Khéo. Phụ nữ là mẹ của muôn loài!
(Trích theo TƯ DUY BIỆN CHỨNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TRONG MO "ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC" của Hoàng Tuấn Phổ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét