Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

NGHỀ DỆT VẢI

Nghe chuyện xứ Mường...
NGHỀ DỆT VẢI
...
Người con gái Mường từ khi lên bảy, lên mười tuổi đã được các bà, các mẹ truyền dạy cách quay tơ, dệt vải và phải tự tay dệt được bộ váy áo thật đẹp để làm của hồi môn khi đi lấy chồng...
...
Người Mường có truyền thống trồng bông, ươm tơ, dệt vải phục vụ nhu cầu gia đình. Bộ công cụ nghề dệt chủ yếu gồm: Dụng cụ cán bông, xa quay sợi, khung dệt dùng bàn đạp và go luồn sợi. Khung dệt cạp váy có cấu tạo khác đôi chút, đặc biệt có nhiều go, hòa văn càng phức tạp thì số go phải dùng càng lớn.
...
Sản phẩm dệt gồm nhiều loại: vải may mặc, mặc phà làm chăn và đệm, nhưng độc đáo nhất là chiếc cạp váy. Cạp váy dệt bằng sợi tơ tằm với nhiều loại hoa văn trang trí hoa văn động vật ( phổ biến nhất là các mô - típ rồng, phượng, hươu, rùa, cá, nhện) hoa văn thực vật (hoa sen, hoa cà) và hoa văn hình học. Kỹ thuật dệt cũng như cách trang trí được tiếp nối theo hình thức mẹ truyền cho con gái. Do vậy, mẫu hoa văn khá đa dạng và thể hiện những nét riêng nhất định của mỗi cá nhân, mỗi mường. Bên cạnh mô típ truyền thống chung của dân tộc. Trước kia, nghệ thuật dệt cạp váy là một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm hạnh của từng người phụ nữ.
...
Cạp váy Mường trong bộ trang phục của người phụ nữ Mường vừa giản dị, kín đáo, không phô trương mà lại nền nã, hấp dẫn và không kém phần đặc sắc. Một điều đặc biệt là rất nhiều hoa văn trên cạp váy Mường cũng là các mô típ hoa văn phổ biến trên trống đồng Đông Sơn. Điều này cho thấy các hoa văn cạp váy Mường có giá trị cả về mặt nghệ thuật lẫn lịch sử, liên quan đến một thời kỳ rực rỡ của văn minh Việt Nam...
(Trích đoạn trong "Nghệ thuật dệt thổ cẩm đặc sắc của dân tộc Mường" của Tiến Minh-Liên Huyền đăng trên http://www.ngoclacntv.com/)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét