Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Phụ nữ Mường... SINH CON



Phụ nữ Mường...
SINH CON
Theo tục lệ của người Mường, khi người phụ nữ mang thai họ vẫn đi làm bình thường nhưng tránh làm các công việc nặng nhọc và không được với tay quá cao.
...
Khi người phụ nữ mang thai họ phải tránh các loại quả sinh đôi không được ăn để đứa trẻ sinh ra không bị kết dính có nghĩa là sinh đôi, tránh ăn thịt các con vật đã chết vì sợ khi sinh sản phụ sẽ bị thiếu máu và băng huyết, không ăn các loại ốc, hến, trai, sò vì sợ đứa trẻ sinh ra nhiều dãi dớt. Người thai phụ không được uống nước đựng trong ống bương mà bị chặt vát đầu vì sợ đứa trẻ sinh ra bị sứt môi.
...
Khi sinh con người phụ nữ Mường phải ăn kiêng hết sức kham khổ. Thức ăn chính của họ trong suốt thời gian này là lá vông (một loại lá cây rừng) đem về giã nát rồi chộn với muối, gói lại sau đó đem nướng trên bếp than cho tới khi cháy thành than, hàng ngày dùng thứ này ăn với cơm. Thịt gà mái tơ được mổ và làm sạch, lọc lấy thịt hoặc lọc qua nước tro sau đó cho vào một cái nồi, đổ vào một chén rượu sau đó rang cho thật khô lên, ăn với cơm. Cơm cho sản phụ ăn cũng phải nấu riêng vào một cái nồi đất và chỉ được bới cơm ở giữa nồi. Trong vòng một tháng ở cữ, sản phụ chỉ được ăn các loại thức ăn trên. Sau đó có thể ăn uống bình thường nhưng tránh các loại thịt sau: Kiêng thịt trâu trong một năm, thịt chó trong vòng sáu tháng, kiêng ăn lạc (đậu phộng), quả cọ…
...
Ngày đầu tiên sau khi sinh sản phụ phải uống hai nồi nước thuốc (cây huyết dụ), để tiêu huyết. Vào những ngày sau đó phải uống các loại nước thuốc từ các loại lá lấy từ trên rừng vào trước và sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra sản phụ còn uống mỗi ngày một ly rượu cẩm (trong có ngâm một quả trứng gà) đã được hạ thổ ít nhất là ba tháng, trước khi uống rượu đã được trưng cách thủy.
...
Khi trong nhà có người sinh nở người Mường có tục cắm cữ. Đây là dấu hiệu báo cho dân làng biết, nhất là người lạ biết rằng trong nhà này có người mới sinh em bé thì không được vào. Người ta lấy chín nắm rơm nếu là con gái và bảy nắm nếu là con trai kết thành một chiếc “đòn nọt” và đem cắm ở trước cổng nhà với nguyên tắc “trai bên trái gái bên phải” và nếu là con trai thì mỏ của “đòn nọt” quay vào trong, nếu là con gái thì mỏ của “đòn nọt” quay ra ngoài. Tới hết thời gian ở cữ (trai bảy ngày, gái chín ngày) thì tháo xuống.
...
Đứa bé sau khi sinh không được đưa cho mẹ nó ngay mà sẽ được tắm rữa sạch sẽ. Sau đó được đặt vào trong một cái nia, trong nia lót một tàu lá chuối đã hơ qua lửa mà người Mường ở đây gọi là “Rùng cóong”. Nếu đứa trẻ là gái người ta lấy một cái hông đồ xôi bằng gỗ đặt bên cạnh cái nia vừa gõ vào cái hông đồ xôi và nói “hỡi con gái dậy mà kéo tơ, chăn tằm, dệt vải”. Nếu là con trai người ta lấy chiếc chài đánh cá cũ đặt cạnh cái nia rồi đập xuống sàn nhà nói “hỡi con trai dậy mà đi kéo chài kiếm cá”. Gọi và đập như thế vài ba lần cho tời khi đứa trẻ khóc thật to họ mới bế nó dậy, mặc áo quấn tã và trao cho bà mẹ cho nó bú.
(Trích đoạn "Quan niệm sinh đẻ của người mường" đăng trênhttp://www.muong.org/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét