Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

NÉM COÒN

Trò chơi dân gian trong các lễ hội Mường...
NÉM COÒN
Tiếng trống hội vang lên, dàn cồng chiêng được các bà, các cô, các chị phối hợp hòa tấu nhịp nhàng cùng tiếng sáo, tiếng nhị réo rắt. âm hưởng của đất mường hội tụ về đây. Nụ cười cụ già, niềm vui em nhỏ, trò chơi ném coòn vẫn thu hút những cô gái Mường trong bộ trang phục dân tộc cùng những chàng trai khỏe mạnh, đang tung những quả coòn tình tứ se duyên…
Ném coòn xưa gọi là đánh coòn, đây là một trò chơi đặc biệt của những vùng Mường và một số dân tộc khác. Trò chơi này được lưu truyền từ thời Hùng Vương nghĩ là từ khi còn có các quan lang và các cô Mị Nương. Coòn là một trò chơi quý phái của các tiểu thư con của các lạc hầu lạc tướng.
...
Ngày nay ở vùng Mường, Đất Tổ Phú Thọ cũng chỉ còn lại hai làng duy trì tục ném coòn với đầy đủ ý nghĩa văn hóa bản địa của mình. Đó là làng Tất Thắng và làng Xuân Sơn huyện Thanh Sơn. Cũng chỉ thấy ở hai làng còn vài nghệ nhân biết khâu quả coòn đúng tiêu chuẩn.
Quả coòn tượng trưng là dương ném chui qua vòng (lỗ) là âm. Dân ta làm lúa nước trọng hướng đông và nam là hướng có nước. Trong âm dương thì hướng đông, hướng nam là dương. Ta vì trọng nước mà trọng về dương hơn âm. Nhưng nếu dương không có âm cũng không phát triển được, vì thế ta quan niệm tốt nhất là trong dương có âm, trong âm cũng có dương. (Dân tộc ta sung mãn là nhờ sự kết hợp của hai giống rồng tiên. Lạc Long Quân làm chồng là dương nhưng ở biển thuộc âm, bà Âu Cơ, vợ là âm nhưng ở rừng thuộc dương). Tục ném coòn thể hiện rất rõ tư tưởng triết lý ấy. Quả coòn là dương nhưng người ta khâu múi tạo ra 4 góc để có hình âm. Vỏ màu đen là âm khâu các nẹp xanh, vàng, đỏ là dương: Chứa bên trong ruột nó một nửa là gạo tẻ xay từ hạt lúa nước là âm còn phần nửa hạt muồng mọc trên rừng là dương. Cái lỗ cho quả coòn chui qua là âm nhưng nó cũng tích dương bởi được uốn hình tròn, hình mặt trời là dương. Vòng tròn bưng giấy bản cho quả coòn dễ chọc thủng chui qua. Màu giấy đỏ vừa dễ nhìn ở không gian núi rừng và nền trời lóa nắng vừa thể hiện có yếu tố dương trong cái lỗ - âm.
Ở làng Tất Thắng xưa mỗi kỳ tế thành hoàng xong ông từ lại bưng đĩa quả coòn vào đình thắp hương cúng thành hoàng xong mới tung ra cho trai gái ném.
Mở đầu bao giờ cũng là các cặp trai tân gái làng (nam thanh nữ tú) đang có ý hẹn ước trăm năm vào để ném với nhau. Thông thường mỗi lần ném là ba cặp nam nữ. Cứ lần lượt từng cặp một thay nhau ném để không lúc nào không có quả coòn đang bay trên trời xanh trong tiếng vỗ tay reo hò của dân làng. Mỗi cặp nam nữ lần đầu tung quả coòn chui qua vòng tròn thì họ trao cho nhau kỷ vật làm tin...
(Trích theo "Tục ném coòn: Di sản của dân tộc" đăng trên tranghttp://dulich.chudu24.com/)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét