Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

HOA VĂN MƯỜNG

HOA VĂN MƯỜNG
Nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi (Trần Từ) dành gần như trọn đời khoa học của mình để đi tìm câu trả lời về nguồn gốc của người Việt. Trong điều kiện phần lớn các yếu tố văn hóa của tộc người này từ lâu đã bị phủ lên một lớp văn hóa Hoa - Hán khá dày đặc sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, để tìm được câu trả lời trên, ông phải đi đường vòng: tìm các yếu tố “nguyên bản” của văn hóa Việt từ tộc người láng giềng thân cận. Đó là người Mường. Trong hơn 10 năm, ông lặn lộn ở các vùng Mường để thu tìm tư liệu mà một trong những hướng, khâu mang tính “đột phá” là từ chiếc cạp váy của người phụ nữ Mường.
Trong cuốn Hoa văn Mường, từ những đo vẽ tỉ mỉ, ngẫm nghĩ và so sánh đa chiều, ông đưa ra nhận xét, hoa văn cạp váy Mường có phần lớn các điểm tương đồng với hoa văn trên trống đồng Đông Sơn - sản phẩm mang tính tiêu biểu nhất, tượng trưng cho nền văn minh nông nghiệp - thủ công nghiệp của người Việt cổ; từ đó đưa ra kết luận: chủ nhân của trống đồng Đông Sơn chính là chủ nhân của hoa văn cạp váy Mường; hay trống đồng Đông Sơn phần lớn có nguồn gốc bản địa (Trần Từ, 1978). Trong một bài viết cách đây hơn 40 năm được tìm thấy trong kho Di cảo của ông, được giới thiệu trên Tạp chí Bảo tàng & Nhân học số 1 năm 2014, Từ Chi một lần nữa chỉ ra “cái chung nổi bật giữa nghệ thuật Đông Sơn và nghệ thuật “đầu váy” Mường”, thể hiện ở bố cục dải kín, bố cục thành ô, bố cục khối trụ, bố cục nhìn nghiêng của các mô típ trang trí và đặc biệt là ngôi sao hình mặt trời trên trống đồng và trên cạp váy Mường.
(Trích đoạn "Bàn về "Nguồn gốc người Việt, người Mường" của Bùi Xuân Đính đăng trên http://www.vanhoanghean.com.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét