Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

TRỐNG PARANƯNG

Quê hương của tiếng trống ấy: vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận mà người Chăm gọi là Panduranga...
TRỐNG PARANƯNG
“Như nắng buông trên dòng Tiền Giang 
Như gió reo trên dòng Hậu Giang
Như lời thương nhớ ai mà giọng hát xa vời
Pa ra... pa ra nưng, ôi tiếng trống ru lòng tôi...”
Lời ca khúc Tiếng Trống Paranưng của nhạc sĩ Trần Tiến khiến nhiều người ngỡ rằng trống paranưng xuất xứ ở đất Hậu Giang, Tiền Giang.
Trống paranưng và tất cả nhạc cụ Chăm khác đều do người Chăm Bàlamôn (Ấn Độ giáo) ở vùng Panduranga sáng tạo. Do đó trống Paranưng trong bài hát của nhạc sĩ Trần Tiến dù được vỗ lên ở miền Tiền Giang, Hậu Giang nhưng có xuất xứ từ vùng Panduranga. Cùng với kèn saranai, đàn kanhi và trống ghinăng, trống paranưng góp mặt trong tất cả làn điệu âm nhạc Chăm. Trống paranưng tượng trưng cho thân người, còn đôi ghinăng tượng trưng cho hai chân, hai dùi trống là hai cánh tay; kèn saranai có bảy lỗ tượng trưng cho hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng, tạo thành dàn nhạc Chăm truyền thống. Với người Chăm, trống paranưng vừa góp mặt trong mùa tết Katê (tết giữa năm) hay Rija Nưga (tết đầu năm); trong ngày tang lễ hay lễ nhập Kud, vừa có thể tạo nên những điệu theimai mừng đôi lứa trong ngày cưới.
...
“Ông Thiên Sanh Thềm là người Chăm hiếm hoi còn giữ được cả nghề làm và vỗ trống. Nếu không có ông Thềm, nhiều năm qua chúng tôi sẽ gặp khó khăn trong việc tìm được những đôi trống ghinăng và paranưng ưng ý để biểu diễn”
Học nghề làm trống từ thân phụ là nghệ nhân Thiên Sanh Tào từ năm 16 tuổi, ông Thềm bảo dấu chân hai cha con ông đã in khắp vùng núi rừng Panduranga để tìm được những khúc cà chít, lim xanh vừa mắt đem về đẽo trống. Sai cháu vác trong chái bếp ra một khúc lõi gỗ cà chít, ông Thềm giảng giải: “Gỗ làm trống chỉ được chọn phần lõi, đẽo xong phải đổ cát vào phơi thêm bảy ngày bảy đêm thì trống vỗ mới ưng bụng”.
Nhưng đó chưa phải là công đoạn công phu nhất, hồi chưa đóng cửa rừng cứ mỗi bận làm trống cha con ông Thềm lại vào rừng săn cho được con mang đực, lột lấy tấm da trên bả vai con mang để bịt trống. Giờ không còn tìm được con mang nữa thì phải tìm con dê đực có sừng năm phân hoặc con dê cái đẻ đúng bảy lứa. Bởi thế từ khi hạ khúc cà chít, lim xanh xuống mảnh sân gạch để cúng Pô Giàng xin được đẽo trống đến lúc hoàn thành, mỗi đôi trống paranưng hay ghinăng phải mất một tháng trời.
...
...
(Trích trong "Người giữ nhịp paranưng" của NSƯT ĐÀNG NĂNG ĐỨC đăng trên http://tuoitre.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét