Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

ĐI TÌM DẤU TÍCH NGÔI CHÙA CỔ

Ngày xưa, vùng này gọi chung là Khuê Ngọc Điền... giờ là huyện Krông Bông, ĐăkLăk.
ĐI TÌM DẤU TÍCH NGÔI CHÙA CỔ
...
Sau một tiếng 30 phút, leo đèo, vượt dốc, xe chúng tôi đã vượt một đoạn đường dài hơn 65 km từ thành phố Buôn Ma Thuột đến xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông...
Qua trao đổi của thầy Hải Định về việc đi tìm dấu tích ngôi chùa cổ ở vùng đất Krông Bông. Bác Hoàng đăm chiêu một lúc rồi kể lại: Vào khoảng năm 1959 - 1960, hơn chục hộ gia đình từ Tam Kỳ, Quảng Nam, Bình Định di cư lên vùng đất này để lập dinh điền theo kế hoạch bình định của chế độ Ngô Đình Diệm.
Đến năm 1962, một trong số các hộ di cư lên đây đã dựng lên ngôi chùa bằng gỗ lợp tranh để làm nơi thờ tự và lễ Phật theo truyền thống Phật giáo của dân tộc Việt Nam. Hàng năm cứ đến ngày rằm, mồng một, rằm tháng 4, rằm tháng 7, dân trong vùng thường đến chùa này dâng hương, đọc kinh, lễ Phật. Sau đó, đến năm 1966, do chiến tranh ác liệt, dân di cư ở đây phải chạy ... lánh nạn. Chùa bỏ hoang và bị cháy do bom đạn ...
Hiện nay dấu tích của chùa còn lại ở cuối thôn 5 của xã Hòa Lễ, muốn biết rõ hơn về ngôi chùa này, mời thầy và các anh đến gặp bác Troài ở thôn 5.
...
...
Đến nơi, bác Troài dẫn chúng tôi vào khu đất trước đây đã được xây dựng ngôi chùa cổ, và nói: Đây là khu đất của ngôi chùa rộng khoảng trên một héc ta. Trước đây, chùa được xây cất bằng khung gỗ có hàng cột gỗ lim chắc chắn, thưng bằng tre nứa, mái lợp tranh, dài khoảng 7 mét, rộng khoảng 4 mét, mặt quay ra một cái bàu lớn, sau này dân địa phương gọi là Bàu Chùa. Còn tên chùa thì không rõ. Chỉ nghe dân ở đây kể lại, trước kia thôn 5 được gọi là thôn Lễ Giáo. Chùa không có thầy chủ trì mà do người chủ xây chùa trông coi và tổ chức lễ tế Phật vào các ngày quy định của Phật giáo, nhất là các ngày rằm, mồng một, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, hàng năm nhân dân trong vùng đến lễ Phật rất đông với mong ước cầu cho “quốc thái, dân an”.
Đoàn chúng tôi lại tiếp tục theo bước chân của bác Troài đi thăm hết khu đất của chùa cổ, thăm Bàu Chùa, thăm gốc đa của chùa (nay chỉ còn lại một ụ đất). Về cây đa bên cạnh khu đất chùa: Theo người dân nơi đây kể lại, sau ngày thống nhất quê hương, cây đa to lớn đến 4 - 5 người ôm, cây cao tỏa bóng rợp cả mấy chục nóc nhà, chim chóc muôn nơi về đây làm tổ, hót vang suốt ngày, nhưng bây giờ chỉ còn trơ lại một gò đất nhỏ.
Một số hộ trở về trước có đến ngôi chùa để tìm kiếm những vật còn sót lại, trong đó có một cụ già đã lấy bốn tấm đá kê cột chùa về kê cột nhà mình. Thế rồi qua bao năm tháng, bốn tấm đá cũng không còn nữa mà nó đã trở thành huyền thoại về ngôi chùa cổ.
...
...
(Trích theo "Đi tìm dấu tích ngôi Chùa cổ ở Huyện Krông Bông - Đaklăk" của Trương Bi đăng trên http://voluongcongduc.com/di-tim-dau-tich-ngoi-chua-co-o-hu…)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét