Người từ ngàn dặm về mang nỗi sầu
Nhịp cầu ô thước hẹn đến mai sau... (Thu sầu - Lam Phương)
Nhịp cầu ô thước hẹn đến mai sau... (Thu sầu - Lam Phương)
LỄ THẤT TỊCH (MÙNG 7 THÁNG 7 ÂM LỊCH)
Tháng bảy không chỉ là tháng cô hồn mà còn được biết đến ... lễ Thất Tịch là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch đôi khi được người phương Tây gọi là Ngày Valentine châu Á. Lịch sử về ngày này gắn bó với câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản.
Đây là ngày hội truyền thống bắt nguồn từ Trung Quốc, được gọi là ngày lễ Qixi, bắt đầu từ thời nhà Hán (từ năm 206 trước CN đến năm 220 sau CN). Nhật Bản cũng kỷ niệm lễ hội này để kỷ niệm ngày gặp gỡ của Orihime (tức sao Chức Nữ) và Hikoboshi (tức sao Ngưu Lang), gọi là lễ Tanabata. Tại Hàn Quốc là lễ Chilseok. Và khi du nhập vào Việt Nam thì nó thành lễ Thất Tịch.
...
...
...
...
Ở Việt Nam, đây còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên son sắt.
Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau.
Trong ngày này người ta thường đổ về Chùa Hà cầu tình. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Chùa Hà được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1996. Sở dĩ chùa là địa điểm cầu tình là bởi sự linh ứng truyền tụng trong dân gian nhưng đồng thời cũng gắn với truyền thuyết thời Lý.
Vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Như vậy trên thực tế từ một truyền thuyết lưu tồn trong dân gian Châu Á, Ngày 7/7 với lễ trọng diễn ra tại Chùa Hà (HN), tính chất lễ hội mưa ngâu của Trung Quốc không chỉ được Việt Hóa thành lễ hội cầu tình mà còn gắn liền với một sự kiện lịch sử cụ thể về Vua Lý Thánh Tông.
Vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Như vậy trên thực tế từ một truyền thuyết lưu tồn trong dân gian Châu Á, Ngày 7/7 với lễ trọng diễn ra tại Chùa Hà (HN), tính chất lễ hội mưa ngâu của Trung Quốc không chỉ được Việt Hóa thành lễ hội cầu tình mà còn gắn liền với một sự kiện lịch sử cụ thể về Vua Lý Thánh Tông.
SW2710 (Sưu tầm - Tổng hợp)
(Trích từ nguồn https://www.ohay.tv/…/7-thang-7-am-lich-la-le-that-ti…/hu6LY)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét