Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

APSARA CỦA NGƯỜI CHĂM

Ąρsɑrɑ, ɑρsɑrɑ, ɑρsɑrɑ, ɑρsɑrɑ..
Mɑ̃i trở νề cõi đɑ́ đường cong diễm ɑ̉o
ĸhơi ƙhơi ƙhơi...(Bài hát Apsara Vũ Nữ Chăm)
APSARA CỦA NGƯỜI CHĂM
Lớp bụi hàng trăm năm của thời gian vẫn không xoá nhoà hình ảnh của vương quốc Chămpa cổ, vốn là một hiện tượng lịch sử văn hoá độc đáo. Bởi lẽ đến nay, những công trình kiến trúc, điêu khắc cổ và kể cả nghề luyện kim đã để lại rất nhiều hiện vật tiêu biểu cho thời kỳ hưng thịnh của cư dân Chăm.
...
...
Cội nguồn của các pho tượng trên là do các nhà nghiên cứu Pháp phát hiện từ vùng Quảng Nam – Đà Nẵng cho đến Quy Nhơn - Bình Định là những vùng được coi là lưu giữ nhiều nhất các di tích Chămpa như Mỹ Sơn, Đồng Dương, Trà Kiệu. Trong đó tượng vũ nữ Apsara của bệ thờ Trà Kiệu là một tác phẩm điêu khắc tiêu biểu. Vũ nữ Apsara với khuôn mặt đầy đặn, đầu đội mũ Mrần kiểu Kirata - Mukata có nhiều tầng với hai mắt mở to, sóng mũi cao và nở rộng đó là đặc trưng của điêu khắc Chămpa. Bên cạnh đó để làm đẹp và tô thêm sự duyên dáng của các cô vũ nữ, nghệ nhân Chămpa đã khắc đôi bông tai bằng những tua sợi rất tinh tế và hài hòa, ngoài ra với đôi môi mỏng và đang mỉm cười đã làm cho chân dung vũ nữ thêm phần sinh động. Đi sâu vào bức tượng, ngắm nhìn, cố lọc ra những gì tưởng chừng như không hợp lý, nhịp điệu của cơ thể giúp cho chúng ta đi vào bên trong của sự kỳ diệu ấy.
...
...
Thật vậy, chúng ta có thể nhìn bệ thờ Linga và Yoni ở Trà Kiệu mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là bệ thờ Trà Kiệu, hay bàn thờ vũ nữ : rộng 3m, cao 1,50m thể hiện hai vũ nữ và hai nhạc công với khuôn mặt ngất ngây hiền dịu, đôi mắt như nhìn vào cõi xa xăm, làn môi như hé nở nụ cười, tư thế uốn cong vừa khỏe vừa uyển chuyển mà dứt khoát. Đường cong của thân phù hợp với đường cong của đôi chân tô thêm sự diệu kỳ của người vũ nữ mà nhà nghiên cứu đã thốt lên “động trong cái tĩnh, tĩnh trong cái động của điệu múa”. Đó là bí quyết của nghệ thuật múa của Chămpa nói riêng và nghệ thuật Đông Phương nói chung mà người vũ nữ Trà Kiệu đã thể hiện một cách hoàn mỹ.
So sánh giữa vũ nữ Campuchia với vũ nữ Chămpa, ta thấy có những nét tương đồng, như: có tư thế hai tay uyển chuyển, đôi chân với tư thế một chân trụ và một chân nhón. Tuy nhiên nhìn dưới góc độ mỹ thuật, Apsara Chăm có nét hài hòa, uyển chuyển và hoàn mỹ hơn như mắt mở tròn, mũi cao với khuôn mặt xinh xắn cùng với đôi môi như nở nụ cười, không như Apsara Campuchia với khuôn mặt không cân đối, mũi nở rộng, môi dày, đặc biệt hơi dữ tợn với đôi cánh tay to và thô, có lẽ nghệ thuật điêu khắc của họ đã bị ảnh hưởng vấn đề tôn giáo rất sâu sắc, vì họ quan niệm đã là thần hay vũ nữ phải có cái riêng, cái uy quyền của thần linh, khác với đời thường thì muôn dân mới sợ và kính trọng.
Theo truyền thuyết, Apsara được coi như là nữ thần biên giới, là vũ nữ của thần Indra, chuyên múa hát và dâng hoa cho các vị thần. Apsara có biệt tài ca hát, nhảy múa có nghệ thuật yêu đương, là người bạn hay người yêu của mục đồng thiên giới Gandhawa, đặc biệt có tài khêu gợi tình dục, thậm chí phá được phép tu khổ hạnh của các tu sĩ đắc đạo và làm xiêu lòng biết bao thần thánh.
...
...
(Trích đoạn trong " Về Vũ nữ YANGNAITRI (Apsara) - Champa Và Huyền Thoại" của B.T.P đăng trên http://hcmufa.edu.vn/…/ve-vu-nu-yangnaitri--apsara----cham…/)
*Bài hát : Apsara - Vũ Nữ Chàm (https://www.youtube.com/watch?v=sO5cSvpLtmY)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét