Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

MA HỜI

"Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn,
Muôn ma Hời sờ soạn dắt nhau đi..." (Chế Lan Viên)
MA HỜI
Theo ông Nguyễn văn Huy, một nhà nghiên cứu công phu về Chiêm Thành thì từ ngữ Hời xuất phát từ ngôn ngữ Chàm:
“Danh xưng Hời rất ít được nhắc đến, người ta chỉ thấy chữ này xuất hiện một vài lần trong tập thơ Điêu Tàn năm 1937, của Chế Lan Viên. Hời là cách đọc trại đi từ chữ Hroi (H’roi hay Ho Roi), tên của một bộ lạc sơn cước sinh sống trên vùng rừng núi phía Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ( Chế Lan Viên sinh quán tại Bình Định). Người Hời thực ra cũng là người Champa, vì trước kia là thần dân của vương quốc Chiêm Thành di cư đi tận lên Tây Nguyên tránh loạn rồi định cư luôn ở đấy, họ vẫn còn giữ ngôn ngữ và một số phong tục tập quán của người Chàm đồng bằng trong những sinh hoạt thường nhật”.
Trong cuốn “Linh Địa Trà Kiệu”, ông Lê Công Đắc, sinh quán tại đây, đã viết nhiều về Ma Hời và Thành Hời. Ma Hời ở đây, như đã nói ở trên, là Ma Chàm. Còn Thành Hời tức là thành Trà Kiệu, tiếng Chàm là Sinhapura, đế đô của vương quốc Chàm trong nhiều thế kỷ, cho đến giữa thế kỷ VIII thì dời về Ninh Thuận, rồi Quảng Nam, và sau cùng là Trà Bàn Vijaya ở Bình Định. Trà Bàn là nói toàn vùng tỉnh Bình Định ngày nay, còn Đồ Bàn là kinh đô, nói theo tài liệu của một vài nhà khảo cổ ngoại quốc.
Năm 1471, kinh đô Đồ Bàn bị thất bại và tàn phá khi vua Lê Thánh Tôn đem quân chinh phạt Chiêm Thành... Có tài liệu khác lại nói rằng vua Lê Thánh Tông đã đem một đoàn thuyền và lục quân hùng mạnh đánh Vijaya. Sau khi chiếm được, nhà vua Lê Thánh Tông ra lệnh phá huỷ thành Đồ Bàn, giết hơn bốn chục ngàn quân Chàm và bắt đưa về Thăng Long hơn ba chục ngàn tù binh, trong đó có nhiều cung nữ biết ca hát và nhảy múa. Thời điểm này chưa phải là ngày vương quốc Chiêm Thành bị tiêu diệt hoàn toàn, biến mất trên lãnh thổ duyên hải miền Trung. Những cuộc nổi dậy và đánh phá lẻ tẻ của vương quốc Chàm bị thu hẹp còn kéo dài cho mãi tới năm 1692 thì Chúa Nguyễn đã đại thắng, đổi tên nước Chiêm Thành là Trấn Thuận Thành, gồm có Phan Rang, Phố Hải và Phan Rí. Trấn ngày xưa rộng như một tỉnh bây giờ.

...
Còn... chuyện Ma Hời đã được các cụ ngày xưa kể lại nghe như một chuyện cổ tích. Còn... chính họ chưa bao giờ gặp Ma Hời hay bị Ma Hời quấy phá hay đe dọa. Nhưng theo tác giả cuốn Linh Địa Trà Kiệu, chuyện về Ma Hời có thật và xem ra ghê gớm, rùng rợn lắm!
Ma Hời là những hồn người Chiêm Thành hiện về để nhìn lại thành xưa lối cũ, nhìn lại những cung điện và tháp cao do họ và tổ tiên của họ xây cất, để lại muôn đời về sau. Những tháp này được xây bằng đất nung, không phải bằng đá cho nên không kiên cố và tồn tại lâu dài với thời gian và qua bao nhiêu cuộc chiến tương tàn, đẫm máu.
...
...
(Trích trong " Muôn Ma Hời sờ soạn dắt nhau đi" của Chebongnga-hoangthantai đăng trên https://omanizen.wordpress.com/…/muon-ma-hời-sờ-soạn-dắt-nh…)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét