Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Cái học nhà nho đã hỏng rồi,
Mười người đi học, chín người thôi... (Trần Tế Xương)
LƯNG CHỮ CỤ, VÚ CHỮ TÂM
Trong truyện dài “Đứa con của thần linh”, nhà văn Trần Quang Vinh viết: “Ngày ấy bà được khen là cô gái đẹp nhất làng (...) những chuẩn mực thể hiện khả năng sinh con đàn cháu đống của người đàn bà như thắt đáy lưng ong, lưng chữ cụ, vú chữ tâm cũng hội tụ ở người con gái ấy”.
...
...
Phép xem “tướng lưng” [bối tướng 背相] cho rằng người mạnh khỏe hay bệnh tật; phú quý hay bần tiện; trường thọ hay yểu mệnh, đều biểu hiện qua tấm lưng. Lưng là “nền móng” của thân (bối vi thân chi cơ chỉ 背為身之基祉)...
Sách cổ về tướng pháp “Đỗng vi ngọc giám” [洞微玉鋻] của Tàu viết: “Lưng dầy mà không thô, dáng như lưng rùa mà bằng rộng, đầy đặn; nhìn phía trước như đang ngẩng, xem đàng sau tựa đang cúi, ấy là người có phúc tướng vậy” [背須得豐隆不俗, 如龜背而廣厚平闊,前看如昂, 後看如俯者,福相也].
...
...
Xét về mặt khoa học thì bất kể đàn ông hay đàn bà, tấm lưng đều là nơi gánh đỡ toàn bộ cơ thể, là chỗ dựa của lục phủ ngũ tạng, cũng là trung tâm chi phối sức mạnh của toàn thân...
...
Xét tự hình chữ “cụ” 具, trực quan rất giống một tấm lưng VUÔNG VỨC, CÂN ĐỐI của người ĐANG NGỒI (nhìn từ phía sau), trong đó, nét ngang dài dưới cùng, giống như mặt phẳng để ngồi, hoặc biểu thị phần cuối của tấm lưng. “Lưng chữ cụ” là tấm LƯNG THẲNG, CÂN ĐỐI, giống như hình chữ “cụ” 具, chứ không phải là tấm “lưng gù” (chữ “cụ” 具, chữ “ngũ” 五, đâu có gợi tả hình dáng cái lưng “gù”...
Vậy còn “vú chữ tâm” là kiểu vú thế nào? Nếu hình dung “vú bầu bầu”, “hơi bầu” như cách giảng của các nhà biên soạn từ điển, thì vú nào chẳng thế? ...
“Vú chữ tâm” là kiểu vú đẹp. Cơ ngực, tuyến vú “chữ tâm” phát triển đầy đặn, mô mỡ săn chắc mà mềm mại, hai bầu vú thây lẩy “ngoảnh” ra hai bên cân đối; vú vừa đủ lớn, mềm mại và săn chắc, nên chỉ hơi sệ; trong khi đầu vú vẫn hướng thượng, tựa nét “ngọa câu” (móc nằm) của chữ tâm 心. Nghĩa là bầu vú và đầu vú “chữ tâm” không hướng chính diện kiểu “vú bánh giầy” [vú không sệ do kém phát triển] hoặc thòng xuống dưới như “vú mướp” [vú nhỏ, dài, nhão, cơ ngực và mô mỡ kém phát triển]).
Như vậy, tục ngữ “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” đúc kết kinh nghiệm về “tướng lưng” [bối tướng 背相] và “tướng vú” [nhũ tướng 乳相] của nữ giới. Theo đó, phụ nữ đẹp phải có thân hình khỏe mạnh, cân đối, lưng thẳng, vai và eo lưng nở nang; bộ ngực săn chắc, căng đầy, vú thây lẩy ra hai bên theo chiều cho con bú. Đây chính là mẫu phụ nữ có khả năng về tình dục, sức sinh sản tốt, nhiều sữa nuôi con, lại đáp ứng được yêu cầu sức khỏe lao động.
Một tấm lưng thẳng, cân đối, sẽ đi đôi và tương xứng với bộ ngực săn chắc, đầy đặn. Đó chẳng phải là sự kết hợp hoàn hảo của tạo hóa hay sao! Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi người ta ca ngợi, kén chọn cô gái đẹp có “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” mắn đẻ, khéo nuôi con về làm vợ, làm dâu con.
HOÀNG TUẤN CÔNG
(Trích đoạn trong bài "“Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” là trông thế nào mà hấp dẫn nam giới đến vậy?" của Hoàng Tuấn Công đăng trênhttp://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét