Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

Khai bút đầu xuân

Biết viết gì đây
Thế sự nhiễu nhương
Nhớ thuở thầy Đương
Bố dạy chữ này...
CHỮ ĐỨC
Mỗi khi tết đến, không ít người tặng nhau các bức tranh chữ, hoặc đi mua về treo ở gia đình, công sở. Đó thường là các bức tranh 1 chữ thể hiện một đức tính cần có của con người như Tâm, Đức, Nhẫn, Hiếu… hoặc một ước mơ bình dị về cuộc sống như Phúc, Phú, Quý… Đầu xuân, xin có đôi lời mạn đàm về tranh chữ như một thú chơi tao nhã, một cách giáo dục đạo đức của người xưa.
...
Khác với hoành phi, câu đối, tranh chữ chỉ có 1 chữ nên nội dung cô đọng, súc tích hơn.
Ở các gia đình thường thờ chữ PHÚC... Đó là ước mơ ngàn đời của những con người lao động, không mơ sự giàu sang, phú quý, mà chỉ ước mơ một cuộc sống giản dị tốt đẹp, bền lâu mãi mãi.
...
Một số nơi lại thờ chữ NHẪN ..:
“Trong một trăm nết tốt
Chữ nhẫn đứng hàng đầu…
Người mà chưa biết nhẫn
Chưa phải là người hay”
...
Cũng có những gia đình hoặc ở công sở lại treo chữ TÂM . Tâm là trái tim, là tấm lòng. Chữ tâm như một con thuyền chở nặng hoài niệm, suy tư của cuộc đời...
Chữ ĐỨC xét theo lối chiết tự bao gồm ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là chữ mà những học trò đã từng theo “cửa Khổng sân Trình” phải thuộc lòng cách viết từ khi tóc còn để chỏm trái đào:
Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên, tứ dưới, nhất đè chữ tâm
Ở bên trái là bộ hành tức là làm. Bên phải ở trên là bộ thập ( + ) cần phải tu dưỡng đủ 10 nết tốt, phải có cái nhìn rộng rãi “chín phương trời, mười phương đất”. Tiếp theo là bộ tứ - cần bao dung, rộng rãi, không chấp nhất đối với kẻ thuộc quyền - “Tứ hải giai huynh đệ” (Bốn biển đều là anh em một nhà); chữ nhất (-) biểu thị lòng ngay thẳng, trung thực, không vụ lợi, không thay đổi thái độ, hành động trước mọi sự cám dỗ. Dưới cùng là bộ tâm - một trái tim, một tấm lòng vị tha, yêu thương con người. Có thể hiểu là chữ Đức diễn tả bản chất của một vị quan tốt. Khi làm việc công, đối với kẻ dưới quyền luôn bao dung rộng rãi, giải quyết công việc ngay thẳng nhưng có tình có lý, coi kẻ dưới như những người thân của mình, biết xót xa, đồng cảm cho những khổ đau mà họ phải gánh chịu. Chắc chắn vị quan đó sẽ hoàn thành tốt chức trách, được mọi người nể phục.
Mỗi chữ Hán được viết theo hình thức khác nhau. Do được viết theo lối tượng hình, nên khi chiết tự có nhiều ý nghĩa rất sâu sắc. Vì vậy, tuy chỉ là một chữ nhưng chứa đựng những bài học lớn lao, sâu sắc trong đạo lý làm người.
...
(Trích theo "Phong tục thờ tranh chữ" của nhà báo Nguyễn Bắc Ái đăng trênhttp://mynghedongdo.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét