Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

LAN RỪNG VỀ PHỐ

Ôm núi mưu sinh...
LAN RỪNG VỀ PHỐ
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, thực vật và ngoài trời
Lan rừng ở Dak Lak có hàng trăm loại, trong đó, có cả những loại lan quý như: nghinh xuân, tóc tiên, đuôi chồn, quế hương, bạch ngọc, hồ điệp trắng...
Nhưng những năm gần đây, người đi tìm lan ngày càng nhiều khiến loài thực vật này giảm dần. Muốn có lan đẹp, lan quý bán có giá thì người đi lấy lan rừng phải có tài đi rừng để vào tận rừng sâu, có khả năng leo trèo để trèo lên những thân cây cao lấy lan. Phong lan thường mọc ở những thân gỗ mục nên chuyện gãy cành, té ngã, bị bong gân, trật khớp là chuyện thường.
Vừa giới thiệu cho khách loại lan mới lấy về, chị H’Ết (thôn 4, xã Cư Êbur) nói rằng, những năm trước, lan rừng khá phong phú, mỗi chuyến săn lan rừng chỉ dài 1-2 ngày. Vài năm trở lại đây, để có lan đẹp, lan quý, chồng chị phải gùi cơm, gùi gạo vào tận những cánh rừng sâu ở các huyện Ea Súp, Krông Bông, M’Drak, thậm chí là sang đến tận rừng ở tỉnh Kon Tum và biên giới giáp Lào. Và những nguy hiểm trong các chuyến đi rừng của chồng chị là không tránh khỏi. Anh Y Lin – chồng chị H’Ết kể: Vào năm trước, anh cùng 2 người bạn chuẩn bị lương thực dự định đi săn lan khu vực rừng núi giáp Lào với thời gian 3 – 4 ngày. Nhưng trên đường về anh bị rắn cắn, phải băng bó, nằm cáng để bạn khiêng về Đồn Biên phòng. May được người dân, bộ đội Biên phòng cứu giúp kịp thời nên anh mới giữ được tính mạng. Toàn bộ vật dụng, số lan thu hái được phải để lại trong rừng, chuyến đi đó coi như mất trắng…
(Trích theo "MÙA LAN RỪNG XUỐNG PHỐ" của Minh Nhật đăng trênhttp://baodaklak.vn/)
---
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, thực vật, hoa và ngoài trời
Mười giờ sáng. Ðà Lạt nắng lạnh ngọt lành. Lâu rồi, Cil Trang (xã Tà Nung, cách Ðà Lạt khoảng 16 km) mới có lan rừng đem xuống phố. "Con rể và con trai xuống tận rừng giáp ranh Bình Thuận một tuần, mười ngày mới có chừng 80 giò lan mang về à. Vậy là đủ lo cho gia đình rồi" - Cil Trang thổ lộ. Hơn 20 năm "xuống núi" bán lan rừng, Cil Trang đã thuộc làu những góc phố Ðà Lạt, sành sỏi trong phân biệt chủng loại lan để "ra" giá, từ loài hồ diện đến lan kim điệp, ngọc điểm... Bao nhiêu năm như vậy, đường vào chợ Ðà Lạt, phố Quang Trung đã quá quen với họ, chỉ vài người xuống bán. Sáng đến chiều, kiểu gì cũng phải về, cho dù vẫn còn hàng ế, "mai lại xuống tiếp thôi".
...Giờ lan không nhiều nữa. Rừng gần đã cạn kiệt, phải vào tận rừng sâu. Vào rừng, nhiều hiểm nguy lắm, nhưng cũng phải đi thôi... Người Cơ Ho không còn mùa "nhàn rỗi" nữa. Lan tự nhiên ngày càng hiếm. Mỏi mắt, mỏi chân, vào tận những khu rừng giáp ranh Lâm Ðồng với Ðác Lắc, Bình Thuận, Khánh Hòa, lâu lâu mới gặp lan hiếm.
(Trích theo ""Xuống núi" mưu sinh" của Mai Văn Bảo đăng trênhttp://www.nhandan.com.vn/)
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, thực vật và ngoài trời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét