Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Dọc theo suối Ea Tam... QUÁN VĂN

Dọc theo suối Ea Tam...
QUÁN VĂN
Được xem như là một phòng trưng bày những tác phẩm của chủ quán- họa sĩ Phùng Đạt- quán Văn mang đến một cái nhìn mới lạ và đầy tính nghê thuật. Mỗi góc quán, mỗi bức tường đều là nơi để người họa sĩ thể hiện bàn tay tài hoa của mình qua những bức tranh, những chiếc bình gốm, những bức tượng điêu khắc…
Nằm lặng lẽ trong một con hẻm nhỏ trên đường Đinh Tiên Hoàng, quán Văn mang đến cho ta cái không khí yên ắng để tự do thưởng thức và cảm nhận những nét đẹp của nghệ thuật.
Bước vào quán bạn sẽ được ngắm nhìn vô số những tác phẩm từ chính bàn tay của chủ quán làm nên với sự sặp đặt một cách tinh tế làm cho người xem có cảm giác bị lôi cuốn phải đi xem qua hết các góc phòng. Với những bức tường treo đầy tranh, những kệ tủ với bình gốm, tượng gốm đủ hình dáng.
Và đặc biệt những bức tượng điêu khắc bắng đá, những bức chân dung bằng đất nung của các nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ,…nổi tiếng làm cho ta có cảm giác như đang ở trong một phòng trưng bày thực sự.
Dù là quán cà phê nhưng với mục đích trưng bày và làm nơi giao lưu giữa các văn nghệ sĩ với nhau nên quán Văn thực sự mang một nét riêng độc đáo bởi chính những điều quán mang lại cho những người khách ghé qua đây.
Địa chỉ: 121/2 Đinh Tiên Hoàng- Tp. Buôn Ma Thuột.
(Nguồn: aFamily.vn)
Năm lên đệ ngũ, có một thay đổi quan trọng trong tư duy làm toán của tôi. Người được tôi ghi dấu ấn vào đời là Đỗ Quang Tâm. Năm ấy, Tâm lên ngồi bàn đầu do mắt hắn bị cận, ngồi sát cạnh tôi ở phía ngoài để nhìn lên bảng cho rõ. Tôi luôn luôn ngồi bàn đầu vì thấp bé. Tôi còn bị gọi là Đạt con. Châu văn Đạt cao to là Đạt cha. Còn một Đạt nữa là Đạt râu nhưng... không thể Đạt râu được?! Vì khi ấy có xuống tắm piscine, khám hết người... lấy đâu ra râu mà đặt tên. Nó được giữ nguyên tên còn do cái tên đẹp: Phùng Tất Đạt! Ngay cái tên cũng dự báo phát tiết ra ngoài rồi! Trong một lần dạo chơi trên mạng, tôi đọc được bài bình thơ Như Thương của nhà văn Xuân Đỗ. Ông ta có khen tranh của hoạ sĩ Đạt. Phùng. Nó đấy! Phùng Tất Đạt đấy! Tôi đã có dịp ghé phòng tranh của nó (lúc đó chưa có quán Văn). Phòng tranh nhỏ hẹp, bừa bãi giấy vẽ cuộn tròn, cái xếp đứng, cái thì nằm la liệt không có trật tự gì cả. Khoảng trống rộng nhất trong phòng là chỗ nó ngồi vẽ. Chỉ có những bức tranh đang vẽ thì sạch, còn xung quanh bẩn khủng khiếp... không có chỗ nào mà không dính màu vẽ. Đáng khen cho mấy bà vợ! Nuôi chồng hoạ sĩ khổ nhọc hơn mấy ông chồng làm thơ nhiều. Nhà thơ lâu lâu còn có bài "Thương vợ" làm an ủi. Còn ông hoạ sĩ thì... không biết đâu!
Mấy năm sau, tôi đến chơi nhà Lê văn Tuấn. Thằng này còn được gọi là "Tuấn râu". Cách đây không lâu, Quách Lục có thơ vui:
"Râu ria rậm rạp quanh hàm
Bố ngồi một chỗ hổng cần làm cũng dư ăn"
Hai thằng ngồi uống nước tán dóc cười đùa đủ chuyện. Tôi bỗng giật mình khi thấy trên tường treo bức tranh trừu tượng. Ái dà! Tuấn râu biết chơi tranh loại này thì ghê thật! Tôi thì cứ tranh phong cảnh như tranh của Levitan cho dễ hiểu. Loại tranh trừu tượng này đòi hỏi vừa tâm hồn vừa thêm trí tuệ. Màu sắc trong tranh mới là tiếng nói trực tiếp! Tôi hỏi nó giọng thán phục:
- Mày chơi tranh này có tốn kém không?
- Tranh của Phùng Tất Đạt đấy!
- Nó tặng mày hả?
- Tặng gì mà tặng! Hồi đó nó vứt đầy trong phòng. Đến chơi muốn lấy... cứ việc lấy đem về mà chơi!
Mỗi khi nhớ lại, sao mình không vơ vài tấm thì bây giờ chắc trúng... rồi. Cứ tiếc như... tiếc của!
(Trích trong Cuốn Phim Xưa của Phạm Đình Đạt)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét