Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Dọc theo suối Ea Tam... MỘ THẦY Y JUT TẠI BUÔN PĂN LĂM

Dọc theo suối Ea Tam...
MỘ THẦY Y JUT TẠI BUÔN PĂN LĂM
“Y Jút tốt nghiệp sơ học tại Trường Franco - Rhade Buôn Ma Thuột, tốt nghiệp tiểu học ở Huế và năm 1912 học trung học tại Trường Lycee Khải Định Huế. Năm 1916 Y Jút tốt nghiệp trung học, được bổ nhiệm làm giáo viên tại Trường Franco - Rhade Buôn Ma Thuột. Trước cảnh sống tối tăm và khổ nhục của đồng bào do chính sách ngu dân của thực dân Pháp, ngay từ những năm đầu bước vào nghề dạy học, Y Jút đã nuôi hoài bão giải thoátngười Êđê ra khỏi nạn mù chữ. Y Jút cùng thầy Y Út đã bỏ nhiều công sức vào việc xây dựng bộ chữ Êđê - Latinh hóa và thầy đã thành công. Ngoài ra, Y Jút còn là người phụ trách biên soạn bộ giáo trình Rhade - Pháp dùng để giảng dạy trong nhà trường”.
Chữ Êđê là một trong những bộ chữ của các tộc người thiểu số Tây Nguyên được xây dựng sớm nhất ở khu vực, do chính hai trí thức dân tộc thiểu số biên soạn từ cơ sở chữ Latinh, với ý thức tự tôn và trách nhiệm công dân của mình, nhằm giúp cho người Êđê có chữ viết. Sau này mới được các linh mục người Pháp, các mục sư Tin lành người Mỹ góp ý sửa chữa để chép kinh thánh bằng tiếng Êđê. Điều này không giống với quá trình xây dựng và hình thành bộ chữ của một số tộc người Tây Nguyên khác như: Jrai, Bana, K’Ho… đều do các đức cha giáo phận mời trí thức các dân tộc cùng tham gia biên soạn, hướng chính vào mục đích phổ biến kinh thánh Cơ đốc và Tin lành. Trải qua nhiều năm tháng, bộ chữ Êđê ban đầu do hai thầy Y Jút và Y Út biên soạn vẫn được coi là khoa học nhất và rất ít bị thay đổi. Đến nay vẫn được sử dụng để giảng dạy trong các trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc Êđê tại Dak Lak.
...
Song song với việc viết đơn tố cáo tội ác của Sabatier, một cuộc biểu tình bao vây Tòa Công sứ đuợc thầy Y Jút thực hiện hoàn toàn thắng lợi. Lực lượng biểu tình không những tập trung được toàn thể giáo viên, học sinh mà còn thu hút được hàng ngàn người gồm các công nhân, viên chức, binh lính và cả nông dân, thợ thủ công khắp thị xã kéo đến ngày một đông, lần lượt có cả các thầy, các y tá, công chức, binh lính, đồng bào đi rẫy…”.
Vậy không chỉ là người biên soạn thành công bộ chữ Êđê, thầy Y Jút còn là một trong những người trí thức dân tộc thiểu số đầu tiên thúc đẩy và hình thành phong trào chống Pháp ngày ấy ở thị xã Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Dak Lak nói chung.
Với những công lao đó, ông xứng đáng có một nơi yên nghỉ đàng hoàng và đẹp đẽ hơn. Đó không chỉ sẽ là nơi thế hệ trẻ các dân tộc Đăk Lăk hôm nay tưởng nhớ về công lao của người thầy giáo, mà còn là một điểm du lịch văn hóa của một vùng đất luôn tự hào về “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – Di sản văn hóa phi vật thể, kiệt tác truyền khẩu của nhân loại”.
( Trích đoạn "XIN HÃY DÀNH CHO THẦY Y JÚT MỘT VỊ TRÍ XỨNG ĐÁNG" của Linh Nga Niê Kdăm)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét