Dọc theo suối Ea Tam...
AMA THUỘT TÙ TRƯỞNG BUÔN KÔ SIÊR
A Ma Thuột có tên khai sinh là Y Mun H’Dơk. Ông sinh ra và lớn lên ở buôn Ky, nhưng lại được sắp đặt trong cương vị là khoa pin ea (người đứng đầu buôn) của buôn Ako Siêr, bởi Y Mun H’Dơk được con gái của tù trưởng Ama Blơi (Y Ngut H’Dơk) thanh thế khắp vùng, thời đó đến cưới về làm chồng. Dòng họ H’Dơk ở buôn Ky cũng một chủ bến nước, nhưng luật tục không cho con trai quyền thừa kế, nên Y Mun H’Dơk phải tuân theo và thế là chỉ có những người chị, em gái của ông được thừa kế quyền đó. Y Mun H’Dơk vẫn là người mang trong mình dòng máu của dòng họ H’Dơk giống như bố vợ, khi trở thành người đứng đầu buôn Ako Siêr, thanh thế của những người đàn ông dòng họ H’Dơk càng trở nên lẫy lừng.
...
Tài liệu của TS Lương Thanh Sơn cho biết: “Một du khách nước ngoài lần đầu tiên đến Đắk Lắk, đã may mắn được dự đám tang của người tù trường Ama Thuột. Ama Thuột đã bị chết trong vụ cháy nhà vào mùa nóng nực, oi bức... đám tang được đưa đi bằng voi, bằng ngựa và đi xa vài km...” (Trích "Huyền bí tù trưởng A Ma Thuột " của Bá Thăng đăng trên Baodansinh.vn)
Cách đây mươi năm, ngôi Nhà Dài mang chứng tích lịch sử của Ama Thuột (vị tù trưởng của buôn cổ Ko Siêr mà thành phố trung tâm của tỉnh Đắk Lắk hiện vẫn mang tên) còn kéo dài hun hút gần hai trăm mét ngay bên mặt đường Ama Khê. Vợ chồng Ama Thuột không có con, số hậu duệ kế thừa Nhà Dài này chẳng thiết tha gì với việc bảo tồn di sản.
Trong căn nhà ngày càng hoang phế ấy ngổn ngang những chiếc trống da trâu cực đại, ghế sàng chiêng ché và hàng chục loại vật dụng cũ kỹ khác chồng chất trên bộ Kpan đồ sộ phủ bụi dày. Những người làm công tác bảo tàng tới lui ngắm nghía khối tài sản quý giá ấy, thèm lắm mà không đủ tiền mua. Chẳng bao lâu sau, khối Nhà Dài ấy bị ... chặt ra từng khúc để bán dần, chia dần, nay chỉ còn lại gian đầu hồi đầy mối mọt.( Trích đoạn " Số phận những ngôi nhà dài" của Hoàng Thiên Nga đăng trên báo Tiền Phong )
Ama Thuột nghĩa là cha của Y Thuột, một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng. Theo lời kể của Ama Nghé, trưởng buôn Kô Siêr, Buôn Ma Thuột xưa kia là vùng đất của người Êđê Kpă, với khoảng 50 nhà dài Êđê, nằm trên vùng gò đồi màu mỡ dọc theo suối Ea Tam. Dưới thế lực hùng mạnh của tù trưởng Ama Thuột, các buôn lân cận, giáp ranh như Ko Tam, Kmrong, Păn Lăm, Cư Dluê… chịu ảnh hưởng rất lớn, coi đây là trung tâm của vùng. Trong buôn, có việc lớn, nhỏ mọi người đều tìm đến Ama Thuột để hỏi han, mời ông tham dự, tạo thành khối đoàn kết bền chặt và tên gọi Buôn Ma Thuột cũng bắt đầu từ đó.
...
Trưởng buôn Ama Nghé thừa nhận, không thể trách người từ địa phương khác chuyển đến sinh sống mà chính bản thân người dân buôn Kô Siêr cũng không biết mộ Ama Thuột ở đâu, đặc biệt là giới trẻ và chính nhiều người đến tuổi “gần đất xa trời” như ông cũng không biết. Bởi, thời của tù trưởng Ama Thuột, buôn mà ông sinh sống đặt tại 70 Nguyễn Tất Thành ngày nay. Về già, Ama Thuột bị mù, ngồi một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều nhờ cậy vào con cháu. Cháy làng, ông không thoát được, người dân trong làng đã gom tro cốt của ông và cả căn nhà, lập mộ tượng trưng để chôn cất cạnh mộ của vị tù trưởng kế trước Y BLơi (tại địa chỉ 70 Nguyễn Tất Thành hiện nay). Sau đó, dân làng chuyển về sinh sống tại buôn Kô Siêr ngày nay, buôn cũ trở thành bãi đất trống, vắng người qua lại, viếng thăm. Trong quá trình phát triển, di dời làng, mộ Ama Thuột đã bị bào mòn, chỉ còn ngôi mộ của ông Y BLơi.( Theo Thanh Hường- Daklak24h)