Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

BUÔN TRẤP

Người Bih được xếp là một nhóm của dân tộc Ê đê, họ cư trú chủ yếu dọc hai con sông Krông Ana và Krông Knô và ven Hồ Lăk... Đặc biệt hoạt động diễn tấu dàn chiêng Jhô đều do phụ nữ thực hiện...
BUÔN TRẤP
Nhắc đến giai điệu cồng chiêng Tây Nguyên, người ta thường nói đến những chàng trai, đeo trên mình những chiếc cồng chiêng to lớn vừa đánh vừa nhảy theo điệu nhạc mang âm hưởng hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên.
Thế nhưng tại buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, cồng chiêng lại được diễn tấu bởi những người phụ nữ đồng bào Êđê Bih và chính vì vậy, giai điệu cồng chiêng ở buôn Trấp lại mang âm hưởng độc đáo khác biệt.
Không phải là những loại cồng chiêng lớn và cũng không cần cầu kì tới mức phải có 12 chiếc cồng chiêng trở lên, mà chỉ bằng 6 chiếc cồng chiêng nhỏ cùng 1 người đánh trống giữ nhịp là cả vùng núi rừng buôn Trấp ở huyện Krông Ana lại hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân…
Do truyền thống ở rể của đồng bào Êđê Bih, nên những cô gái trở thành lựa chọn tốt nhất để truyền dạy cồng chiêng, từ đó kế thừa và tạo nên âm hưởng cồng chiêng sâu lắng, bình dị.
Có thể nói, nét độc đáo của cồng chiêng người Êđê Bih không chỉ được đánh bởi những phụ nữ, mà cả ở diễn tấu, đội nữ cồng chiêng di chuyển theo vòng tròn từ phải qua trái theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, điệu múa này bao hàm ý nghĩa nhớ ơn tổ tiên, ngược dòng về nguồn cội. Đây cũng là một trong những nét đặc thù riêng mà người dân tộc Êđê Bih còn lưu giữ được nguyên gốc. Và chính nhờ điểm độc đáo này, nên giai điệu cồng chiêng nữ Êđê Bih sâu lắng, bình dị và nhẹ nhàng hơn.
...
Bình luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét