"Thành phố gắn liền với tên nhân vật tù trưởng người Êđê thì chúng ta phải biết rõ lai lịch thân thế của cụ để giải thích với khách thập phương đến với Buôn Ma Thuột. Muốn vậy thì phải tiếp tục nghiên cứu về Cụ”... (Tiến sĩ Sử học Phan Văn Bé)
BUÔN MA THUỘT
* Thầy giáo Nguyễn Viết Kình
* Thầy giáo Nguyễn Viết Kình
Về địa danh Buôn Ma Thuột, tôi có ý kiến như vầy:
[1]. Tham khảo Bulletin Administratif de L’Annam. Année 1923; (No. 1), pp. 1366-1367.
Đây là phần nói về việc bổ nhiệm nhân sự cho Tòa Luật tục Darlac (Tribunal Indigène au Darlac) vào ngày 07-11-1923. Trang 1367 có ghi rõ: “Sont nommés Assesseurs: Y Tuôp dit Ma Bok chef de Buôn-Ma-Thuot. Y Hiet dit Ma Bli notable de Buon-Ma-Thuot; Y Thuot chef de Buon-Niêng...”
Như vậy, (a) tên Buôn-Ma-Thuot / Buon-Ma-Thuot đã được dùng ít nhất là từ ngày này (07-11-1923). Có nghĩa là, song song với tên BAN-MÉ-THUOT (ghi trên bản đồ BMT 1905 và bản đồ BMT 1918) vẫn có văn bản chính thức của Pháp sử dụng địa danh “Buôn/Buon Ma Thuot” vào năm 1923.
(b) có một người tên là Y Thuot lúc đó là Trưởng Buôn Niêng (Chef de Buon-Niêng). Có lẽ là “Con trai (nuôi) của ông Ama Thuot. Chi tiết này ta bàn sau.
[2]. Tham khảo Bulletin Administratif de l'Annam – Année 1934; (No. 1: Arrêtes – Decisions), pp. 504-524.
Đây là Nghị định do Tổng Công sứ Annam (Le Résident Supérieux en Annam) Thibaudeau ký tại Huế ngày 09-4-1934.
Theo đó, Tỉnh Darlac được chia thành 27 khu (27 secteurs de surveillance). Trong 27 Khu này thì Khu Buôn-Ma-Thuôt được kể đầu tiên
* Trích trang 523: “... Sur la proposition du Résident de France à Banméthuot;
Vu l’avis conforme du Conseil des Ministres,
Arrete:
Article premier: Sont nommés aux fonctions de Chef de Secteur les notables ci-dessous désignés:
1. Secteur de Buôn-Ma-Thuôt, Y Tuôp dit Maboik
2. Secteur de Ea-Knir, Y-Ling dit Ma-San...”
Như vậy, ngay cùng một trang 523 của tài liệu này, Pháp vừa dùng Banméthuot lại vừa dùng Buôn-Ma-Thuôt (chú ý tên Banméthuot lại viết liền nhau; tên Buôn-Ma-Thuôt có 2 dấu “mũ”, không có dấu “nặng”).
* Trích trang 523: “... Sur la proposition du Résident de France à Banméthuot;
Vu l’avis conforme du Conseil des Ministres,
Arrete:
Article premier: Sont nommés aux fonctions de Chef de Secteur les notables ci-dessous désignés:
1. Secteur de Buôn-Ma-Thuôt, Y Tuôp dit Maboik
2. Secteur de Ea-Knir, Y-Ling dit Ma-San...”
Như vậy, ngay cùng một trang 523 của tài liệu này, Pháp vừa dùng Banméthuot lại vừa dùng Buôn-Ma-Thuôt (chú ý tên Banméthuot lại viết liền nhau; tên Buôn-Ma-Thuôt có 2 dấu “mũ”, không có dấu “nặng”).
Tóm lại, song song với tên BAN-MÉ-THUOT, người Pháp còn sử dụng trong các văn bản hành chính cả tên Banméthuot, Buon-Ma-Thuot, Buôn-Ma-Thuot và Buôn-Ma-Thuôt.
Sau 1975, chỉ thay đổi chút xíu thôi (có thêm dấu “nặng” vào chữ “Thuôt”).
Tiếng Lào, Xiêm gọi làng là Ban. Vùng Buôn Đôn (bây giờ) có tên cũ là Ban Don vì khu vực này lúc ấy rất nhiều người Lào sinh sống. Trong khi đó, tại BMT thì sắc tộc chiếm đại đa số tại là Rhadé Kpa. Tiếng Rhadé Kpa gọi làng là Buôn, do vậy, các địa danh Buôn... thì hợp lý hơn cho vùng này.
Riêng về chữ Mé-Thuot cũng là theo tiếng Lào/Xiêm (Pháp viết là “mé” – đọc là /mê/ – tiếng Lào/Xiêm có nghĩa là thủ lĩnh, ở ngữ cảnh khác còn là “mẹ”); còn theo người Rhadé thì Ma Thuôt = Ama Thuôt có nghĩa là “cha của anh Thuôt”.
Sự tồn tại của nhân vật Y Thuôt và nhân vật Ama/Ma Thuôt thì đã quá rõ ràng, không cần phải bàn cãi (xin tham khảo, nhiều tài liệu lắm!)
Chỉ có điều cần nhớ là:
Hạt DARLAC chỉ mới được thành lập và đặt tên từ ngày 02-11-1899, và Darlac chỉ là 1 phân-quận (sub-district) của Tỉnh Stung Treng thuộc Lào.
Hạt DARLAC chỉ mới được thành lập và đặt tên từ ngày 02-11-1899, và Darlac chỉ là 1 phân-quận (sub-district) của Tỉnh Stung Treng thuộc Lào.
Song song với việc lập 1 địa khu hành chính mới là Hạt Darlac, Trung tâm hành chính (Poste Administratif) của Darlac không còn là Ban Don nữa mà được dời về vùng ven suối Ea Tam (Buôn Kram – Buôn Alê...) và khu vực này cũng có một tên mới: Buôn Ma Thuôt. Lưu ý rằng, cho tới lúc ấy thì cả vùng cao nguyên này không có 1 làng nào có tên là Buôn-Ma-Thuôt hay Ban-Mé-Thuôt cả.
Tại các buôn Rhadé Kpa dọc suối Ea Sier và hạ lưu suối Ea Tam bấy giờ như Buôn Păn Lăm, Buôn Ako Sier (Kô Sier), Buôn Kram, Buôn Alê... thì ông Y Mun H’Đơk (cha nuôi của ông Y Thuôt), còn được gọi là Ama Thuôt = Ma Thuôt là một người nổi tiếng (notable) là giàu có và uy tín trong cộng đồng các buôn nói trên.
Không như các thủ lĩnh sắc tộc Bih (như N’Trang Gưh, N’Trang Lơng) luôn chống đối người Pháp, nhiều nhân sĩ Rhade Kpa (như Ama Thuot, Ama Bok...) lại rất hòa hoãn và hợp tác với người Pháp và do đó có được thiện cảm của chính quyền Pháp tại vùng này. Đó chính là lý do vào cuối năm 1899, một địa danh mới được đặt ra: Buôn Ma-Thuôt; dùng để gọi tên cả một vùng gồm nhiều Buôn Rhadé Kpa vừa kể trên.
Ghi chú thêm:
a. Mãi tới 22-11-1904, Darlac mới được tách khỏi Lào và trở về với Annam (Trung Kỳ). Nhưng Darlac vẫn chỉ là 1 đơn vị hành chính trực thuộc Phú Yên (1904-1913), trực thuộc Tỉnh Kontum (1913-1923) và chỉ trở thành một Tỉnh đúng nghĩa kể từ ngày 02-7-1923, dưới thời Công sứ Darlac là Léopold Sabatier.
b. Với Nghị định ngày 07-5-1931, Xã Lạc Giao được thành lập, thuộc Ban-mé-thuot, Tỉnh Darlac [Tham khảo Bulletin Administratif de l'Annam – Année 1931, trang 680; Création à Ban-mé-thuot (Darlac) d’un village annamite sous le nom de Lac-giao-xa]. Để ý: văn bản hành chính 1931 dùng tên Ban-mé-thuot!
c. Tới ngày 09-4-1934, Tỉnh Darlac được chia thành 27 Khu, trong đó trung tâm là Khu Buôn-Ma-Thuôt (Secteur de Buôn-Ma-Thuôt) có tới 26 buôn Rhadé Kpa... Để ý chữ Buôn-Ma-Thuôt có 2 dấu "mũ" rồi.
d. Trên Darlac rất rất nhiều Buôn được đặt theo tên người (ví dụ như Buôn Hô của ông Y Hô, Buôn-Ya-Wam...). Cũng hay gặp tên Buôn có dạng Buôn-(Ma-X, Mé-X hay M’X). Trong 27 Khu của Tỉnh Darlac, theo quyết định ngày 09-4-1934, đã thấy có ít nhất 33 Buôn có tên dạng Buôn-(Ma-X, Mé-X hay M’X). Các bạn cần danh sách chi tiết xin tham khảo tài liệu 09-4-1934 vừa dẫn. Vài ví dụ: Buôn Ma Thuôt, Buôn Ma Sut, Buôn Ma Loy, Buôn Ma Sung, Buôn Ma Dlê, Buôn Mé Ga, Buôn Mé Wal, Buôn M’Liêng, Buôn M’Suôt, Buôn M’Ta, vv...
Hy vọng vấn đề được rõ ràng hơn đôi phần.
NGUYỄN VIẾT KÌNH
*Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa cho buôn làng Ê Đê. Không phải Buôn Ma Thuột.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét