Trong hình ảnh về Ban Mê (1957) đã xuất hiện những "guồng nước","bánh xe nước", "cọn nước"... Mình nhớ mang máng có ở suối "Bury", hay ở một xứ Mường đâu đó...
"BÁNH XE NƯỚC!"
*(Theo Vietnamnet)
*(Theo Vietnamnet)
Guồng nước, người Mường còn gọi là xe nước, một dụng cụ làm bằng gỗ, tre nứa đưa nước từ suối lên những con ruộng bậc thang làm ra ngô lúa… hay dẫn nước về tận chân màn thang làm rạng rỡ những khuôn mặt, sạch những đôi chân trước khi bước lên sàn nhà. Về hình dáng, trông nó giống như chiếc xe sợi. Chỉ có điều, chiếc xe sợi được quay bằng bàn tay của những người phụ nữ để biến những lọn bông trắng như mây thành sợi. Rồi dệt, nhuộm, thêu… làm nên những vuông thổ cẩm sặc sỡ. Trong khi đó, guồng nước lại quay bằng chính “bàn tay” của nước góp phần làm nên những con ruộng tốt tươi.
Không rộn vang tiếng máy, không “vật vã” bê tông, những chiếc guồng chỉ khẽ khàng bên suối như lời thủ thỉ của núi rừng. Khi bình minh lên, guồng nước quay như đánh thức cỏ cây. Chiều về, tiếng nước đổ từng ống, từng ống như khẽ reo, như bẽn lẽn, như ý tứ rót nước mời những vị khách của hoàng hôn. Hỏi có thanh bình nào hơn thế?
Từ ngàn xưa, ông cha ta đã biết lợi dụng sức nước vào việc khai khẩn ruộng bậc thang làm ra ngô lúa. Không ai còn nhớ cái guồng ra đời từ bao giờ, chỉ biết nó là hình ảnh thân thuộc của bản làng miền núi. Những người con của núi rừng đi xa, mỗi khi nghĩ tới hình ảnh chiếc guồng bên suối là gợi nhớ bao điều thân thương của quê hương yêu dấu. Vì thế, cái guồng không chỉ là vật dụng mà nó đã trở thành một tài sản văn hóa của người miền núi.
Nước chảy, đẩy những phên nứa làm guồng quay. Những ống nứa cắt vát lại được đặt chéo rất khéo ở vành của guồng. Khi chìm dưới suối, những ống nứa này được nước đong đầy và tiếp tục quay, để rồi tới tầm cao cho phép thì đổ nước vào máng tạo dòng chảy trên cao. Độ mau, thưa của những ống nứa quyết định lưu lượng của dòng nước mới. Đường kính của guồng chính bằng độ cao của dòng nước chảy mới.
...
...
...
Đứng trước những chiếc guồng đang quay, ta có cảm giác đây như là những khoảng lặng trong “bản giao hưởng” cuộc sống sôi động mà không ít ồn ào. Và trong tiếng suối chảy, nước reo ấy mà nhìn đồng lúa, nương ngô, ruộng rau hay cánh rừng qua vòng quay của “nan hoa” tre nứa thì thật là thơ mộng. Bao du khách đã sững sờ trước vẻ đẹp kiêu sa của những chiếc guồng đang như thác như mưa, đang như thực như mơ trong hoàng hôn chín sẫm.
(Theo Vietnamnet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét