Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2018

VỀ LÀNG MIẾN CHI LĂNG

Nhớ tuổi thơ Ban Mê... hái nhành hoa đỏ của cây chuối tây... Sau 75, mới gọi đúng tên cây dong riềng, là một cây lấy củ đem chế biến thành món thực phẩm miến dong ngày ấy!
VỀ LÀNG MIẾN CHI LĂNG
Nằm cách trung tâm TP. Ban Mê Thuột chưa đến 10 km, nghề làm miến ở Tổ dân phố 1 và 2 (còn gọi là giáo xứ Chi Lăng), phường Khánh Xuân, TP. BMT không chỉ giúp nhiều gia đình có nguồn kinh tế ổn định, từng bước vươn lên làm giàu mà còn góp phần tạo nên thương hiệu “Làng miến Chi Lăng”.
Sống với nghề
Nghề làm miến dong ở phường Khánh Xuân đã duy trì hàng chục năm nay và cung cấp miến không chỉ cho các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh mà đã từng bước vươn ra các tỉnh lân cận. Nghề truyền thống là niềm tự hào của người dân nơi đây bởi nó đã làm thay đổi cuộc sống bao gia đình. Gắn bó với nghề đã lâu nên hầu hết người làm miến dong đều hiểu nỗi vất vả, nhọc nhằn để làm nên thành phẩm, bởi tất cả các công đoạn sản xuất đều rất tỉ mỉ, phải làm thủ công và phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Những hôm trời nắng mới có thể làm, còn ngày mưa hoặc thời tiết ẩm ướt thì phải nghỉ vì có làm sản phẩm cũng hư hỏng hoặc không đạt tiêu chuẩn.
...
Còn đó những nỗi niềm
Nghề làm miến dong ở phường Khánh Xuân xuất hiện từ những năm 1975, thời điểm đó, có rất nhiều gia đình theo nghề và chủ yếu làm bằng thủ công và ở quy mô nhỏ lẻ, mỗi hộ chỉ sản xuất từ 10-20 kg/ngày. Do nguồn thu nhập không ổn định nên về sau nhiều hộ đã bỏ nghề cha ông để lại; mặc khác, vì lượng tiêu thụ giảm nên nhiều hộ chuyển sang làm miến gạo, bún, phở khô, bánh tráng... Hiện nay, hầu hết các gia đình vẫn chủ yếu sản xuất theo phương pháp thủ công, có rất ít gia đình đầu tư hệ thống máy móc phục vụ việc sản xuất bởi lượng tiêu thụ sản phẩm quá ít. Do đó, một số hộ có điều kiện chỉ có thể tìm tòi cải tiến máy móc nhằm giảm sức lao động trong một số công đoạn như lọc, khuấy bột, tráng, cắt sợi miến ...
...
Một khó khăn mà các hộ làm miến dong đang gặp phải là thiếu vốn đầu tư, trong khi đó chính quyền địa phương cũng chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân mở rộng sản xuất. Mặc khác, người dân vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu mà vẫn phải nhập từ các nơi về nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, dù trước đó không ít hộ cũng đã thử nghiệm trồng xen canh cây dong vào các vườn cà phê nhưng do không có hiệu quả nên đành từ bỏ....
...
Biết rằng, nghề làm miến dong đã làm giúp nhiều gia đình “đổi đời”, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động, nhưng để làng nghề phát triển bền vững và ổn định, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường rất cần giải pháp tháo gỡ những khó khăn trên.
Thúy Hồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét