Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGƯỜI RAGLAI VÀ CHĂM *Inrasara

Dân tộc Chăm có câu: “Chăm saai, Raglai aday”. Câu này có ý nghĩa là: Người Chăm là anh (hay chị) và người Raglai là em...
MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGƯỜI RAGLAI VÀ CHĂM
*Inrasara
1. Ngược dòng lịch sử, người Raglai và người Chăm có truyền thống gắn bó rất chặt chẽ. Chặt chẽ từ vùng miền cư trú cho đến ngôn ngữ, từ quan hệ làm ăn cho đến sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Hiện nay nơi nào có cộng đồng Chăm ở, nơi đó cũng có người Raglai sinh sống. Ở Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận đều có người Raglai. Cho nên không lạ, bà con Chăm thường gọi người Raglai là Chăm Chơk (Chăm miền núi) còn mình là Chăm Tanran (Chăm đồng bằng). Điều này thể hiện ngay trong tục ngữ Chăm:
Cam xa-ai, Raglai adei/ Chăm anh Raglai em.
Hay: Cam saung Raglai yuw adei ai sa tian/Chăm với Raglai như hai anh em ruột.
...
Cam xakarai, Raglai dalikal
Chăm sành triết lý, lịch sử – Raglai rành truyện cổ tích xưa.
Một dân tộc biết chép sử, biết làm triết lý thì đòi hỏi đầu tiên là dân tộc đó phải có chữ viết. Chăm có chữ viết từ rất sớm – thế kỷ thứ IV, còn người Raglai thì không, nên dân tộc này mạnh về ký ức, ký ức để “ghi” lại “lịch sử” (tiếng Raglai là khan jukar) cùng sinh hoạt tín ngưỡng của dân tộc mình.
2. Đó là điều lạ, lạ và độc đáo về sự tương đồng giữa hai dân tộc Chăm và Raglai. Nhưng điều lạ và gây tò mò nhất trong những điều lạ kia chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn trong lễ hội lớn như lễ hội Katê của hai dân tộc từng quan hệ gần gũi. Sự kiện này cũng được thể hiện rất rõ qua tục ngữ:
Raglai anưk taluc patau/ Người Raglai là con út quốc vương.
Liên hệ và kết hợp ba mối tương giao kia: “Chăm anh, Raglai em”, chế độ gia đình mẫu hệ và “Người Raglai là con út Quốc vương”, cho ta cái tổng đề thú vị. Trong chế độ gia đình mẫu hệ, con Út là người giữ của cải. Mà đã là con Út của Quốc vương thì giữ Y trang nhà vua là điều đương nhiên. Hầu hết tất cả ông vua trong vương quốc Champa (khu vực Pangdurangga) đều được thần hóa. Y trang nhà vua là Y trang của Thần Yang. Y trang đó cần được mặc cho tượng thần trong ngày lễ Katê trọng đại của dân tộc để sư cả làm thủ tục hành lễ. Khi lễ xong, Y trang được bà con người Raglai khăn gói cẩn thận mang lên cất giữ trang trọng.
Có lễ hội là có hành hương. Những cuộc hành hương từ các làng Chăm Pangdurangga đến tháp Po Nưgar (Nha Trang) chưa một lần đứt quãng, từ năm này sang năm khác...
Inrasara

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét