Ban Mê xưa... có phi trường L.19, chắc chắn là có đường băng dành riêng cho phi cơ L.19. Nhiều người gọi L.19 với cái tên khác...
MÁY BAY BÀ GIÀ
...
Đó là máy bay MS 500, máy bay đầu tiên của Không Lực Việt Nam Cọng Hòa khi còn phôi thai. Những hoa tiêu quan sát từ năm 1956 trở về sau này không được hân hạnh lái nó vì thuộc loại đồ cỗ (antique). Vì từ cuối năm 1955 đầu năm 1956, khi Quân đội viển chinh Pháp rút khỏi Việt Nam đã mang theo tất cả phi cơ bà già này về Pháp. Không biết nay trên vòm trời thế giới còn xuất hiện loại phi cơ này nữa hay không? .
Đó là máy bay MS 500, máy bay đầu tiên của Không Lực Việt Nam Cọng Hòa khi còn phôi thai. Những hoa tiêu quan sát từ năm 1956 trở về sau này không được hân hạnh lái nó vì thuộc loại đồ cỗ (antique). Vì từ cuối năm 1955 đầu năm 1956, khi Quân đội viển chinh Pháp rút khỏi Việt Nam đã mang theo tất cả phi cơ bà già này về Pháp. Không biết nay trên vòm trời thế giới còn xuất hiện loại phi cơ này nữa hay không? .
MS 500 là loại phi cơ quan sát của Hảng Morane Saulnier, Pháp. Người Pháp gọi là *Criquet*, con châu chấu nhìn một bên khi đậu hay là *Libellule*, con chuồn chuồn nhìn đứng khi bay, gọi tắt là tàu bay Morane.
...
...
Chính vì khả năng tốc độ chậm chạp và hình dáng thô kệch, nên mới mang danh Bà Già. Điều này đúng hơn cả, khi Morane đứng bên cạnh L-19 nhỏ bé, với hình dáng thon gọn xinh xắn. Và nếu có dịp cùng đằng vân, L-19 xoay trở lẹ làng và lướt gió nhanh nhẹn chẳng khác nào như cô gái teenager mới 19 tuổi đời, trong lúc Morane nhọc nhằn lệt bệt như bà già 70. Bởi vậy nếu gán danh từ Bà Già cho Cô Em 19, thật là oan ức.
Danh từ bà già ban đầu do các anh hoa tiêu khu trục khi còn lái F-8F đã tặng cho các anh hoa tiêu lái MS 500. Nhớ lúc trước khi đi hành quân, tuy phi hành đoàn nào cũng có danh hiệu riêng, nhưng khi ở vùng hành quân, chúng tôi thường gọi nhau * Khu Trục, anh ở đâu?* - *Bà Già, anh ở hướng nào?*, khi tìm nhau trên không phận mục tiêu, hay chào nhau ra về, khi thi hành xong công tác, như * Khu Trục, anh về bình yên* - *Bà Già, anh về nghỉ cho khoẻ*. Nghe ra thật thân thiết. Ngày mà các Phi Đoàn Quan Sát được trang bị bằng L-19 thay cho Morane, tưởng rằng danh từ Bà Già cáo chung từ đó, nhưng nó vẫn tồn tại cho tới ngày hôm nay.
...
(Trích từ nguồn http://tarin65.tripod.com/HOIKY/MS500/ms500.htm)
(Trích từ nguồn http://tarin65.tripod.com/HOIKY/MS500/ms500.htm)
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHI TRƯỜNG L.19 - BAN MÊ THUỘT
*Trước năm biến cố 1975: Banmêthuột có 2 sân bay (phi trường): Phi trường L19, Phi trường Phụng Dực. Phi trường Phụng Dực hiện nay được đổi tên thành Cảng hàng không Buôn Ma Thuột. Phi trường L19 được phá hủy.
***
...
Trước năm 1975 Pháp và Việt Nam Cộng Hòa sử dụng tên Ban Mê Thuột, sau 1975 chính phủ hiện nay chuyển sang sử dụng tên Buôn Ma Thuột. Do đó tùy vào mốc thời gian mà mình sẽ sử dụng tên gọi đúng cho vùng đất này để mọi người tiện theo dõi.
Nhiều bạn ngày này có thể đã đến và đi nhiều lần từ Phi trường Buôn Ma Thuột. Nhưng có bao giờ bạn suy nghĩ Phi trường này có tự bao giờ, và ai là người đã xây dựng nó...
Người Pháp là những người đầu tiên xây dựng nên Phi trường Ban Mê Thuột vào năm 1950 của thế kỷ trước. Có lẽ thế hệ 9X sau này cũng không thể ngờ là Buôn Ma Thuột cách đây nửa thế kỷ không chỉ có một mà tận hai Phi trường. Đó là Phi trường Ban Mê Thuột và Phi Trường Ban Mê Thuột Đông .
- Phi trường Ban Mê Thuột (Phi trường Lạc Giao): là Phi trường quân sự, nằm ngay trung tâm Thị xã Ban Mê Thuột, ngày nay là khu đất giữa 2 trục đường Lê Thánh Tôn và đường Nguyễn Tất Thành (trước năm 1975 là Đại lộ Tự do), đồng nghĩa với việc bây giờ Phi trường này không còn nữa. Phi đạo của Lạc Giao dài khoảng 1500m (từ Hoa Viên Buôn Ma Thuột đến đường Lê Thị Hồng Gấm).
Phi trường Lạc Giao có thể sử dụng vận tải cơ C47 (tên đầy đủ: Douglas C-47 Skytrain hay là Dakota, là loại máy bay được quân đồng mình sử dụng trong thế chiến thứ 2). C-47 có chiều dài cất cánh 900 ft (khoảng 300m), và chiều dài hạ cánh 1640 ft (khoảng 500m. Ngoài ra nơi còn là nơi tiếp nhận máy bay L19 và trực thăng.
(Theo SAIGONAIRTICKETS)
***
...
Trước năm 1975 Pháp và Việt Nam Cộng Hòa sử dụng tên Ban Mê Thuột, sau 1975 chính phủ hiện nay chuyển sang sử dụng tên Buôn Ma Thuột. Do đó tùy vào mốc thời gian mà mình sẽ sử dụng tên gọi đúng cho vùng đất này để mọi người tiện theo dõi.
Nhiều bạn ngày này có thể đã đến và đi nhiều lần từ Phi trường Buôn Ma Thuột. Nhưng có bao giờ bạn suy nghĩ Phi trường này có tự bao giờ, và ai là người đã xây dựng nó...
Người Pháp là những người đầu tiên xây dựng nên Phi trường Ban Mê Thuột vào năm 1950 của thế kỷ trước. Có lẽ thế hệ 9X sau này cũng không thể ngờ là Buôn Ma Thuột cách đây nửa thế kỷ không chỉ có một mà tận hai Phi trường. Đó là Phi trường Ban Mê Thuột và Phi Trường Ban Mê Thuột Đông .
- Phi trường Ban Mê Thuột (Phi trường Lạc Giao): là Phi trường quân sự, nằm ngay trung tâm Thị xã Ban Mê Thuột, ngày nay là khu đất giữa 2 trục đường Lê Thánh Tôn và đường Nguyễn Tất Thành (trước năm 1975 là Đại lộ Tự do), đồng nghĩa với việc bây giờ Phi trường này không còn nữa. Phi đạo của Lạc Giao dài khoảng 1500m (từ Hoa Viên Buôn Ma Thuột đến đường Lê Thị Hồng Gấm).
Phi trường Lạc Giao có thể sử dụng vận tải cơ C47 (tên đầy đủ: Douglas C-47 Skytrain hay là Dakota, là loại máy bay được quân đồng mình sử dụng trong thế chiến thứ 2). C-47 có chiều dài cất cánh 900 ft (khoảng 300m), và chiều dài hạ cánh 1640 ft (khoảng 500m. Ngoài ra nơi còn là nơi tiếp nhận máy bay L19 và trực thăng.
(Theo SAIGONAIRTICKETS)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét