Nhớ một thời học trường Sư Phạm Ban Mê Thuột ... Trước đây là trường Trung Học La-San, bây giờ là trường Cao Đẳng Sư Phạm Đăk Lăk.
BAN MÊ VÀ NỖI NHỚ
*Đỗ Trường
*Đỗ Trường
Bạn tôi vét sạch túi, mới đủ tiền mua hai tô bún, gọi là bữa đại tiệc để tiễn tôi về Hà Nội, ngay tại bến xe Ban Mê. Tôi hẹn bạn dứt khoát sẽ trở lại, ấy vậy mà đã hai mươi tám năm … hai mươi tám năm, tôi đã không trở lại . Tôi đã thất hứa với bạn, có lỗi với Ban Mê. Thật ra viết Ban Mê là sai, phải là “Buôn Ma Thuột” mới đúng. Nhưng không hiểu tại sao, tôi cứ thích cái tên Ban Mê hơn. Dường như cái tên Ban Mê này nó gắn liền với bài ca “ Trở Lại Ban Mê “ mà lũ chúng tôi ngày đó thường hát “… Trở lại Ban Mê phượng vẫy tay chào, rừng chưa thay lá, rừng còn nhớ ta không? Xưa hôn em một lần rồi xa nhau ngàn trùng…..” Nên cái tên Ban Mê hằn sâu trong ký ức tôi, nhiều lúc cứ muốn đọc cho đúng cái tên Buôn Mê Thuột, nhưng cứ thấy ngượng thế nào ấy, rồi câu trước câu sau lại trở về Ban Mê.
Cách đây đã khá lâu, vô tình gặp anh Thắng nhạc sĩ, ở gia đình một bạn văn, chuyện trò mới biết anh là tác giả của bài “Trở Lại Ban Mê “ mà lũ chúng tôi một thời say đắm. Anh là người Hà Nội, cùng gia đình di cư vào Ban Mê năm 1954. Từ yêu Ban Mê, nên anh có rất nhiều ca khúc viết về thành phố cao nguyên đất đỏ nhưng thơ mộng này. Xa quê nên nỗi nhớ về Ban Mê luôn thường trực trong anh. Tôi khác anh, vào Ban Mê sau năm 1975, rồi lại xa, nhưng nỗi nhớ, và tình yêu dường như ai cũng giống nhau.
Tôi yêu Ban Mê ngoài những năm tháng tuổi trẻ gắn liền với góc phố, con đường, mà ở đó còn có rất nhiều bè bạn và cả một rừng hoa phượng đỏ với những kỷ niệm vui buồn…
Dọc con đường 14, từ trung tâm bưu điện ngã sáu về Trường sư phạm, Đai học Tây nguyên có rất nhiều cây phượng đã bắt đầu trổ bông, khi tiếng ve kêu réo rắt gọi lũ học sinh sư phạm chúng tôi đã tới kỳ nghỉ hè. Các bạn nhà gần về với gia đình, chúng tôi nhà quá xa, không có tiền tầu xe nên ở lại trường trong cái buồn thiu, khắc khoải.
Dọc con đường 14, từ trung tâm bưu điện ngã sáu về Trường sư phạm, Đai học Tây nguyên có rất nhiều cây phượng đã bắt đầu trổ bông, khi tiếng ve kêu réo rắt gọi lũ học sinh sư phạm chúng tôi đã tới kỳ nghỉ hè. Các bạn nhà gần về với gia đình, chúng tôi nhà quá xa, không có tiền tầu xe nên ở lại trường trong cái buồn thiu, khắc khoải.
Chiều buồn, chúng tôi hay đi dạo dưới những chùm phượng đỏ, kể cho nhau chuyện gia đình. Hôm nào đói quá, chúng tôi tạt vào vườn nhà ai gần đó hái trộm những trái bơ, vú sữa ăn. Ăn chán hoa quả, chúng tôi lại đi đào củ mì về nướng, luộc. Không may, hôm nào đào nhầm vào những khóm mỳ có lá xoăn tít, ăn xong cả lũ say, sợ đến mấy ngày . Tôi đã trải qua nhiều cuộc say, từ say rượu, đến say thuốc lá thuốc lào, nhưng có lẽ không có gì dễ sợ bằng say caffe lúc đói. Cái say đó đến nay đã qua mấy chục năm, nhưng mỗi lần nghĩ đến tôi lại thấy sợ.
Vào năm 1978, lớp VănB khoá 4 sư phạm chúng tôi được chia thành từng nhóm nhỏ vào nông trường thu lượm quả caffe, gây quỹ cho lớp và nhà trường. Nhóm chúng tôi, có các chị lớn tuổi ( gọi là lớn hơn tuổi,và kêu là chị ,nhưng các chị cũng chỉ lớn hơn một vài tuổi, là nữ lại xa gia đình, nên các chị chững chạc hơn, bọn con trai chúng tôi) gồm có hai chị Lan, họ Trần và Nguyễn, chị Dung quê Thái Bình, chị Đông, chị Thảo, chị Cúc Ankhê- Gialai, Hoài, Hà và Nhung. Bọn con trai chúng tôi, nào là những Ngọc lớn, Ngọc bé, Đào Nghệ Tĩnh và tôi. Sáng sớm, xe của nông trường đã chờ chúng tôi ở khu ký túc xá, chở đến vườn caffe.
Vừa tới nơi, Ngọc con đã kiếm ở đâu đó chiếc nón sắt, rủ tôi nhặt qủa caffe đã chín khô, rang lên, rồi giã nhỏ, lấy khăn quai nón của chị Thảo làm thành chiếc túi đựng caffe. Ngọc con đổ nước vào nón sắt, thả túi caffe đun sôi, chờ một lúc cho ngấm, nước đã có mầu vàng vàng từ từ chuyển sang mầu đen đen sóng sánh, mùi caffe thoang thoảng thơm, làm thức dậy cơ quan khứu giác của tôi. Sau đó Ngọc đổ ra bát mời mọi người cùng uống. Dĩ nhiên là nhóm nữ không ai chịu uống . Tụi con trai chúng tôi, đứa nào cũng háo hức, bát caffe đã xoay vòng, đến lượt tôi, chị Thảo bảo:
-Trường đừng uống, sức mi yếu, lại không được ăn sáng, say đấy!
-Trường đừng uống, sức mi yếu, lại không được ăn sáng, say đấy!
Tôi không nghe lời chị, cứ nhắm mắt uống cạn bát caffe đắng chát. Qủa thật như lời chị Thảo nói, một lúc sau chúng tôi say ngả nghiêng, ruột gan lộn tùng phèo. Chui vội vào bụi cây nằm co quắp, mặc kệ cho mọi người làm việc, cho mãi đến chiều xe đến đón, tôi mới thấy hơi dễ chịu phần nào. Sau vụ này thực sự tôi sợ caffe, cho đến nay mấy chục năm sống ở nước ngoài, tôi tuyệt nhiên không bao giờ uống caffe.
Vậy mà đã 30 năm trôi qua, nhanh như một giấc chiêm bao, các bạn tôi ai còn, ai mất? Ai còn dạy học, ai đã rời xa bục giảng?. Ngồi viết những dòng chữ này, mong có ngày được trở về Ban Mê và gặp tất cả các bạn. Năm 1981, tôi đang lang thang ở đường phố Sài gòn, gặp Hồng Nhung người Ban Mê, lớp Văn A khoá 4, đi cùng mẹ vừa từ Ban Mê xuống. Tôi nhận ra Nhung, nhưng Nhung không nhận ra tôi. Tôi cười bảo:
– Trường VănB đây.
Nhìn lại tôi một lúc. Nhung nói:
– Ủa có phải Đỗ Trường viết văn hay, luôn luôn được cô Thành đọc bài luận trước khối? Ông khác quá, tôi nhận không ra.
– Trường VănB đây.
Nhìn lại tôi một lúc. Nhung nói:
– Ủa có phải Đỗ Trường viết văn hay, luôn luôn được cô Thành đọc bài luận trước khối? Ông khác quá, tôi nhận không ra.
Nghe Nhung nói cũng đã nghỉ dạy, dường như gia đình và Nhung muốn chuyển đi xa. Đấy là bạn học cùng khoá, cuối cùng mà tôi được gặp.
Ban Mê, buổi sáng thường hơi lạnh, nhưng không khí thật dễ chịu, sương mù mỏng và nhẹ chứ không dầy đặc như Đà lạt. Như có lần cố thi sĩ xứ Quảng Vũ Hữu Định có viết:
“ Phố núi cao, phố núi đầy sương
Phố lá cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương….”
“ Phố núi cao, phố núi đầy sương
Phố lá cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương….”
Không hiểu sao mỗi lần đọc bài thơ này, tôi cứ nghĩ thi sĩ viết cho xứ Ban Mê, chứ không phải cho phố núi Pleiku. Khí hậu trong mát dường như cũng làm cho con người Ban Mê dễ gần và thân thiện hơn. Sống trong thời bao cấp, lũ học sinh chúng tôi được cấp phiếu mua mỗi năm 4 mét vải, tương đương với hai bộ quần áo cho người cỡ trung bình hoặc nhỏ, người cao như tôi thì không đủ. Một lần tôi mua phải một miếng vải quần bị lỗi. Ông thợ may bảo:
– Cậu là học sinh đến nói khó với họ may ra họ đổi cho, chứ các bà cửa hàng thương nghiệp cửa quyền lắm.
– Cậu là học sinh đến nói khó với họ may ra họ đổi cho, chứ các bà cửa hàng thương nghiệp cửa quyền lắm.
Ngại quá, nhưng nghe ông thợ may nói vậy, tôi lọ mọ quay trở lại, xếp vào hàng chờ. Đến lượt, tôi đưa miếng vải cho một chị, có lẽ vừa ở bộ đội chuyển ngành sang. Tôi cũng đoán vậy, vì nhìn cách ăn mặc của chị. Tôi nói chưa hết câu, chị đã xua tay như đuổi:
– Không đổi là không, sinh viên cũng vậy thôi. Cậu có tránh ra cho người khác vào mua hay không?
– Không đổi là không, sinh viên cũng vậy thôi. Cậu có tránh ra cho người khác vào mua hay không?
Nghe giọng miền Trung nằng nặng, gắt gỏng của chị, chán quá, tôi tần ngần định quay đi. Một chị đứng phía trong, nhẹ nhàng nói:
– Miếng vải đó hỏng rồi, hôm trước em cắt ra cất đi, không biết ai đưa nhầm.
– Miếng vải đó hỏng rồi, hôm trước em cắt ra cất đi, không biết ai đưa nhầm.
Không để cho chị miền Trung kịp lên tiếng, chị quay sang tôi bảo:
– Em đưa cho chị, đổi cho em mảnh vải khác.
Rồi chị nói to lên như thể cho mọi người nghe thấy:
– Học sinh, sinh viên thì khổ rồi, không có quần áo thì làm sao mà đi học được.
– Em đưa cho chị, đổi cho em mảnh vải khác.
Rồi chị nói to lên như thể cho mọi người nghe thấy:
– Học sinh, sinh viên thì khổ rồi, không có quần áo thì làm sao mà đi học được.
Tôi cảm ơn chị. Tôi biết chị đã nói dối vì muốn giúp tôi. Thật tình, miếng vải hỏng tôi mua hôm qua, được cắt ra từ một cuộn vải mới, do chị khác bán cho tôi. Và có lẽ, tôi yêu Ban Mê hơn bởi vì ở đó có những con người như chị.
(Còn tiếp)
Đỗ Trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét