Ngôi trường đầu tiên dạy học...(Thầy Huỳnh Ái Tông)
TRƯỜNG KỸ THUẬT BAN MÊ THUỘT
...
Trường Kỹ Thuật Ban Mê Thuột có tên chính thức là Trung Học Kỹ Thuật Y-Út, được Mỹ xây dựng qua chương trình viện trợ Mỹ, được cất trong khu đất của Trường Tiểu Học Ban Mê Thuột, trước kia nó có một lớp dạy nghề, từ cơ sở đó xây dựng lên. Tưởng cũng nên nói thêm đây là khu đất rộng, nên năm 1957 chánh phủ có mở cuộc triển lãm tại đây. Trong lễ khai mạc ngày 21-5-1957 Tổng Thống Ngô Đình Diệm đến chủ tọa, đã bị ám sát, ông Diệm thoát nạn, nhưng hình như ông Bộ Trưởng Canh Nông bị tử thương.
Trường Kỹ Thuật Ban Mê Thuột có tên chính thức là Trung Học Kỹ Thuật Y-Út, được Mỹ xây dựng qua chương trình viện trợ Mỹ, được cất trong khu đất của Trường Tiểu Học Ban Mê Thuột, trước kia nó có một lớp dạy nghề, từ cơ sở đó xây dựng lên. Tưởng cũng nên nói thêm đây là khu đất rộng, nên năm 1957 chánh phủ có mở cuộc triển lãm tại đây. Trong lễ khai mạc ngày 21-5-1957 Tổng Thống Ngô Đình Diệm đến chủ tọa, đã bị ám sát, ông Diệm thoát nạn, nhưng hình như ông Bộ Trưởng Canh Nông bị tử thương.
So với thành phố Ban Mê Thuột vào thời đó, Trường Kỹ Thuật Y Út là một công trình đẹp nhất tỉnh, những buổi lễ lớn có Tổng Thống chủ tọa, hoặc lễ của Quân Đoàn 2, hoặc của Tòa Tỉnh thường mượn Trường để tổ chức.
...
...
Trường mục đích ban đầu là xây cất dành riêng cho dân tộc thiểu số, các em học ở đây không đóng thứ tiền nào cả, ăn uống, quần áo, sách vở do chánh phủ cấp, cho nên học sinh của Trường gồm có các sắc dân vùng cao nguyên chủ yếu là Ra-đê, Chàm, Thái, H’mông, Ba-na, Cờ-ho, Sê-tiêng …
Khi đi dạy một thời gian tôi mới biết là người Ra-đê chủ yếu ở vùng Darlac và người Chàm là hai sắc dân có thể có cùng nguồn gốc vì học sinh Chàm nói chuyện với nhau, học sinh Ra-đê nghe hiểu họ nói gì, cũng như học sinh Ra-đê nói chuyện với nhau học sinh Chàm nghe hiểu họ nói với nhau về chuyện gì, đó chính là các em nói cho tôi biết.
Tôi có mua một quyển sách Học tiếng Ê-đê do Bộ Giáo Dục ấn hành, tôi cũng có học với các em học sinh tiếng Chàm, nhưng nói chung tôi không có khiếu về ngôn ngữ, tôi học từ lớp đệ thất đến đệ nhị Pháp văn, nay đến Pháp chắc tôi chỉ còn nghe và nói được Bonjour với Merci mà thôi ! Tôi học Hán văn bốn, năm năm, học đàm thoại một năm với bà giáo sư Khưu Thị Huệ, nay tôi chỉ còn nhớ :- Nị hạo ma ? - Tố xạo xẻn ? Ọa hện hạo. Và tiếng Chàm tôi học với các em nay chỉ còn nhớ: Ti nao ? (Đi đâu ?). Kao hóa ô ? (ăn cơm chưa?)
...
...
Là giáo sư chuyên nghiệp đệ nhất cấp, nên phải dạy 20 giờ tuần, tôi được phân phối dạy một số giờ cho các lớp đệ thất, đệ lục về Kỹ Nghệ Họa và Việt Văn. Thật tình mà nói, mới ra trường, lại không có sách giáo khoa, bắt tay vào dạy môn chính của tôi là Kỹ Nghệ Họa mới thấy khó, tôi phải bắt đầu dịch từ sách Pháp văn ra để dạy, còn môn Việt Văn thì dễ vì đã có sách giáo khoa, tôi cũng có học Văn khoa hai năm, nên dạy môn này cũng không khó lắm.
...
Trước khi đi dạy, tôi đã hút thuốc, nhưng lúc ở chung trong một phòng ông Huệ và ông Tuấn không ai hút thuốc cả, ăn sáng xong, uống một ly cà phê sửa phì phà vài hơi thuốc ở một nơi lạnh lẽo thật là tuyệt, tuyệt hảo cho tôi nhưng trong căn phòng nhỏ, khói thuốc làm khó chịu hai người kia, tôi quyết định bỏ thuốc và tôi dứt ngang, không có bỏ ừ từ, không có hút bớt lại, không có ngậm kẹo …, chỉ cần một chút ý chí, bỏ là bỏ. Một hai hôm đầu có nhớ đến thuốc, nhưng không hút nó không làm cho tôi khó chịu, không gây cho tôi chút xáo trộn nào về thể chất. Sau đó tôi về Sàigòn, bạn tôi nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu mời hút thuốc, tôi cho anh biết, tôi đã bỏ thuốc. Anh nói có một linh mục nói với anh, anh nói lại cho tôi để biết: “Bỏ thuốc dễ, nhưng hút thuốc lại lại còn dễ hơn”.
...
...
Trước khi đi dạy, tôi đã hút thuốc, nhưng lúc ở chung trong một phòng ông Huệ và ông Tuấn không ai hút thuốc cả, ăn sáng xong, uống một ly cà phê sửa phì phà vài hơi thuốc ở một nơi lạnh lẽo thật là tuyệt, tuyệt hảo cho tôi nhưng trong căn phòng nhỏ, khói thuốc làm khó chịu hai người kia, tôi quyết định bỏ thuốc và tôi dứt ngang, không có bỏ ừ từ, không có hút bớt lại, không có ngậm kẹo …, chỉ cần một chút ý chí, bỏ là bỏ. Một hai hôm đầu có nhớ đến thuốc, nhưng không hút nó không làm cho tôi khó chịu, không gây cho tôi chút xáo trộn nào về thể chất. Sau đó tôi về Sàigòn, bạn tôi nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu mời hút thuốc, tôi cho anh biết, tôi đã bỏ thuốc. Anh nói có một linh mục nói với anh, anh nói lại cho tôi để biết: “Bỏ thuốc dễ, nhưng hút thuốc lại lại còn dễ hơn”.
...
Trường Ban Mê Thuột còn xin được ngân sách tiền, để mở các lớp dạy nghề, đào tạo công nhân ngắn hạn, lớp mở dạy mỗi khóa 3 tháng, học viên là những người trong tuổi lao động, nhân đó ông Đống Văn Quang mở một lớp dạy Thợ Hồ, Thợ Hàn, Thợ Mộc. Học viên thợ hàn làm khung cửa sổ, thợ mộc làm cửa sổ, cửa cái, thợ hồ xây nhà. Riêng thợ hồ, ông mời một kiến trúc sư dạy. Và cuối khóa học, Trường có một ngôi nhà gạch, nằm trước mặt trường, mặt nhìn ra đường đi vào trường, lợp Fibro, có 4 phòng: một phòng khách, hai phòng ngủ và một phòng dùng làm nhà bếp, vệ sinh...
Về thành phố Ban Mê Thuột, vốn phát xuất từ Buôn tiếng Ê-đê là làng, Mê Thuột là đọc trại của Ama Thuot là tên của vị Tù trưởng, quyền uy, giàu có vùng này ngày xưa, cho nên người Ê đê gọi Buôn Ama Thuot là Làng của ông Ama Thuot, người Pháp gọi là Buon Ma Thuot, người Việt chúng ta gọi là Buôn Ma Thuột hay Ban Mê Thuột, nó là Tỉnh lỵ của tỉnh Darlac. Chữ Ban Mê Thuột, người ta diễn dịch ra xứ Bụi Mịt Trời, Buồn Muôn Thuở, Bánh Mì Thịt…
...
Từ phía sau Trường Kỹ Thuật có thể trông rõ Chùa Khải Đoan vì giữa chùa và Trường là một thung lũng, nên không bị cây cối che mắt, đêm đêm ở Trường nghe rõ tiếng đại hồng chung của Chùa những buổi công phu.
...
Từ phía sau Trường Kỹ Thuật có thể trông rõ Chùa Khải Đoan vì giữa chùa và Trường là một thung lũng, nên không bị cây cối che mắt, đêm đêm ở Trường nghe rõ tiếng đại hồng chung của Chùa những buổi công phu.
Có nhiều đêm nghe rõ tiếng súng đại bác, nghe được tiếng đạn bay và có khi tôi đếm tiếng bắn cho đến khi tiếng nổ từ một chốn xa xa.
...
...
Ban Mê Thuột là rừng, nên có nhiều bướm, nhiều màu sắc khác nhau, đến mùa, bướm bay khắp chốn, trước khi thành bướm, nó là sâu, ở Ban Mê Thuột có một loại cây, lá nó bằng ngón tay, đến mùa sâu đầy cây, mỗi con lớn hơn cọng chân nhang, dài cở hai lóng tay, toàn thân màu xanh, hình như nó là loại sâu đo, vì khi di chuyển, nó cong mình lại rồi búng tới một cái, thân nó di chuyển một khúc, người Thượng bắt sâu đó bỏ vào miệng ăn tươi, nuốt sống nó trông có vẻ ngon lành lắm, sâu này ăn chừng ba ngày là sạch lá của cây.
Một hôm, sau khi ăn cơm từ nhà ông giám thị Anh đi về phòng nghỉ trưa, tôi thấy có một số học sinh và trẻ con Thượng chừng 10 em, có đứa leo lên cây, có đứa đứng ở dưới chỗ mấy cây gần cột cờ, chúng bắt sâu ăn.
Đến giờ học buổi chiều, tôi đang ở phòng làm việc, chợt thấy chị Nguyễn Thị Lộc vợ ông Huệ, hớt hơ hớt hải, chạy đến phòng tôi, chị nói:
- Anh mau đến lớp, xem học sinh nghịch ngợm quá quắc !
Tôi đi mau đến lớp Đệ lục của chị Lộc dạy, học sinh đã vào lớp, thấy tôi đến, các em đứng lên, từ ngoài cửa, nhìn trên bàn giáo sư, tôi thấy 6, 7 con sâu đang bò, tôi hiểu chị Lộc sợ sâu, tôi hỏi:
- Em nào đã bỏ sâu lên bàn, dơ tay lên, hoặc thấy ai bỏ sâu lên bàn, chỉ cho tôi biết.
Tôi hỏi đến ba lần, không em nào nhận mình đã bỏ sâu lên bàn giáo sư, tôi biết ít ra phải có ba bốn em làm việc đó, nhưng không em nào dám nhận, tôi cũng giận, nên phạt các em:
- Không em nào nhận cả, cũng không em nào cho biết đã thấy ai bỏ sâu lên bàn, như vậy có người làm lỗi, có người đồng lõa giống nhau, bây giờ tất cả lấy cây thước hay cây bút chì ngậm vào miệng, quỳ gối lên, giăng hai tay ra.
Các em răng rắc làm theo tôi, và tôi đứng đó đến 15 phút mới cho các em ngồi xuống, và nói với các em:
- Tôi phạt để các em nhớ, từ nay không nên có bất cứ hành động nào vô lễ với giáo sư, người Việt chúng ta tôn kính thầy, cô trên cha mẹ. Cha mẹ các em, các em không đùa nghịch phá phách như vậy, tại sao lại làm cho cô giáo sợ mấy con sâu đó?!
Còn một việc nữa, tôi muốn nói với các em, ra đường nhiều em gặp giáo sư không chào hỏi, đó là việc thiếu lễ độ của một học sinh đối với Thầy, Cô giáo. Từ đây về sau, tôi khuyên các em, gặp giáo sư của Trường bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào cũng phải chào, người ngoài nhìn vào sẽ khen học trò kỹ thuật lễ phép. Tôi biết, một số các em nội trú nghĩ rằng đi ra ngoài là phạm kỷ luật, tránh chúng tôi không chào, sợ chào giáo sư biết mặt sẽ bị phạt, nhưng các em thấy chúng tôi là chúng tôi đã thấy các em rồi, phạt hay không là chuyện khác, một học sinh lễ phép, giáo sư dễ tha thứ hơn là học sinh vô phép, hơn nữa các em nghĩ coi, các em cúi đầu chào chúng tôi, chúng tôi cũng phải cúi đầu chào lại, ai lỗ hơn ai ?
Từ lần tôi nói chuyện với các em đó, ra đường các em chào chúng tôi quá lễ phép, không phải chỉ cúi đầu mà thường các em đứng lại khoanh tay cúi đầu chào rồi mới đi, còn chuyện tôi phạt tập thể như vậy, đáng lẽ ra chỉ nên giảng cho các em hiểu về sự tôn kính các giáo sư, biết tự trọng và tự giác về những điều sai trái của mình, làm được vậy thì tốt hơn là phạt tập thể các em.
...
...
Trường Ban Mê Thuột là Truờng tôi dạy đầu tiên, ghi nhiều dấu ấn trong tôi về nghề giáo, nơi đây tôi bắt đầu sự nghiệp của mình.
(Trích theo " NGÔI TRƯỜNG ĐẦU TIÊN TÔI DẠY" của Huỳnh Ái Tông đăng trên http://huynhaitong.blogspot.com/…/ngoi-truong-dau-tien-toi-…)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét