Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Xứ Thượng... NGHỀ DỆT

Xứ Thượng...
NGHỀ DỆT
Trong đời sống của đồng bào Tây Nguyên nói chung và trong công việc hàng ngày của người phụ nữ nơi đây nói riêng, chiếc khung dệt và hình tượng người phụ nữ bên khung dệt trở thành một nét văn hóa truyền thống độc đáo và rất riêng biệt với các vùng miền khác.
...
Công cụ dệt của họ chỉ là những bộ phận rời đơn giản mà đa số tham gia vào việc giăng sợi thành một thảm dọc trước mặt người dệt, để người này ngồi một chỗ mà đan chỉ ngang qua thảm dọc kia. Một khi sợi đã được đan thành thảm dọc, với sự tham gia của các bộ phận rời ở trên thì tổng thể ấy được thấy như một khung dệt rõ nét nhất. Khi dệt bắt buộc họ phải ngồi trên nền đất hoặc nền nhà, hai chân duỗi thẳng đạp lên một thanh gỗ nằm ngang để căng mặt sợi trên khung dệt, tất cả các đầu khung dệt được cột vào chỗ chắc chắn như cột nhà, hoặc gốc cây, khi dệt người phụ nữ dùng chân và lưng của mình để căng dàn sợi. Và khi người phụ nữ đã hoàn thành sản phẩm của mình và tháo nó ra, thì khung dệt cũng không còn nữa và các thanh công cụ nhỏ đã tham gia vào việc giăng sợi cũng trở về vị trí những bộ phận rời rạc. Đây chính là điểm khác biệt nhất mà chúng ta dễ thấy giữa khung dệt của đồng bào Tây Nguyên với các loại khung cửi đã phát triển cao hơn của nhiều dân tộc khác ở nước ta như: Việt, Mường, Thái, Chăm… Chính sự linh động, di động này mà người phụ nữ Tây Nguyên không bị bó hẹp địa điểm dệt vải của mình. Có khi họ dệt trên nhà sàn hoặc ngay dưới chân nhà sàn, có lúc họ dệt ngay giữa sân (với khung dệt nhỏ), cũng có khi tác phẩm dệt được làm ngay trên rẫy nơi có bóng cây mát mẻ buổi trưa. Chính vì vậy mà mỗi sản phẩm làm ra lại mang đậm vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu văn hóa, đồng thời nói lên sự cần cù khéo léo của bàn tay những người phụ nữ Tây Nguyên trong mọi hoàn cảnh.
(Trích theo "Chiếc khung dệt-Nét độc đáo của đồng bào Tây Nguyên" của Nguyễn Thị An đăng trên báo Gia Lai Online)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét