Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

DẤU TÍCH PHẬT GIÁO ĐẦU TIÊN Ở ĐĂK LĂK

Phật giáo trên cao nguyên...
DẤU TÍCH PHẬT GIÁO ĐẦU TIÊN Ở ĐĂK LĂK
Trước đây, người Lào ở Buôn Đôn có chùa thờ Phật. Các già làng kể lại rằng: Từ khi cha của ông Y Thu Knul đến đây lập Bản Đôn thì văn hóa Phật giáo của người Lào cũng được hình thành tại nơi đây. Hiện nay dấu tích còn lại ở buôn Yang Lành là thác Phật, cây Bồ Đề trên 100 tuổi và tín ngưỡng Phật giáo của các gia đình người Lào ở buôn Trí, buôn Hwa, buôn Yang Lành. Trước đây, hằng năm, cộng đồng người Lào thường tổ chức lễ tế Phật vào mùa xuân và lễ Phật Đản vào rằm tháng tư âm lịch tại đền thờ Phật ở gốc cây bồ đề bên dòng Sêrêpôk để cầu bình an, no đủ, hạnh phúc. Còn trong các lễ hội truyền thống đều có múa hát mừng mùa, múa hát giao duyên, đối đáp nam nữ (gọi là Lăm Sơn Su), múa hát tập thể (Lăm muôn Phăm Wông) hòa với tiếng khọng (chiêng) rộn ràng, náo nhiệt...
(Trích theo "VĂN HÓA LÀO VÀ DẤU TÍCH TÍN NGƯỠNG PHẬT GIÁO Ở BUÔN ĐÔN" của Trương Bi)
*Cây Bồ Đề 100 năm tuổi trên Cao Nguyên Đăk Lăk :
Dân làng còn kể rằng, ngày xưa, một nhà sư gốc Lào sang truyền đạo ở Buôn Đôn và chung sống cùng bà con ở buôn Yeng Lan (Yang Lành bây giờ). Ông đã cùng dân làng xây dựng nên một ngôi chùa nhỏ, và mang cây bồ đề này từ Lào về trồng tại đây. Hằng năm, cộng đồng người dân ở đây thường tổ chức lễ Phật vào mùa xuân để cầu bình an, no đủ hạnh phúc và các lễ hội truyền thống. Sau đó một thời gian vị sư quay về Lào không thấy trở lại, dân làng vẫn tiếp tục thờ tự, gìn giữ và bảo quản ngôi chùa, cho tới khoảng năm 1960, bom đạn chiến tranh đã tàn phá, ngôi chùa đã hư hỏng; dân làng đã đặt tượng Phật bằng đất nung trong hốc cây Bồ đề, …
Sau khi nắm được những thông tin ban đầu như nói trên đây, chúng tôi đến buôn Yang Lành để tìm hiểu sự việc; khi thấy chúng tôi đến chiêm quan gốc Bồ Đề, dân làng biết mục đích của chúng tôi là muốn tìm hiểu về các dấu tích của Phật Giáo tại đây; họ dẫn chúng tôi vào một ngôi nhà sàn của một thầy giáo nghỉ hưu. Thầy giáo tên là Y Tom K'Dok, ông nay đã 80 tuổi, người gốc M'Nông, lấy vợ gốc Lào. Sau khi cho chúng tôi xem bản hương ước của làng, ông kể rằng: “Vào những năm cuối của thế kỷ thứ XIX, sau khi lập làng, cùng với Luông Sỹ nhiều người Lào đã đến đây buôn bán và định cư. Chẳng biết vào thời gian nào, có một tu sĩ người Lào, quấn áo vàng đến đây truyền đạo, ông đã lập một am nhỏ và trồng cây bồ đề tại đây, …”.
(Trích bài của ĐĐ Thích Hải Định (Chùa Hoa Lâm, TP. BMT)
Theo hồ sơ ghi nhận từ những già làng buôn Yang Lành, cây bồ đề do một nhà sư từ nước Lào đem đến trồng tại buôn Yang Lành từ 132 năm trước, giao cho một người trong buôn là ông Y Thua chăm sóc.
Đây là cây cổ thụ thứ tư ở Đắk Lắk được công nhận Cây di sản Việt Nam.
*THÁC PHẬT - THẮNG CẢNH LẶNG LẼ ẨN MÌNH NƠI RỪNG SÂU:
Rất ít người biết đến và hiện chưa có tên trên bản đồ du lịch Dak Lak. Thác Phật là một dòng thác đẹp mơ màng, hùng vĩ, hoang dã nằm ẩn sâu trong những cánh rừng của Vườn Quốc gia Yok Đôn.
Theo một cán bộ tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, đã có một số nhóm nghiên cứu đến đây để tìm hiểu xuất xứ của cái tên "Thác Phật". Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một chứng lý thuyết phục về tên gọi này...
(Theo Giang Nam-Báo Đăk Lăk Online)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét