Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Công Giáo trên cao nguyên... ĐAN VIỆN THIÊN HÒA- DÒNG BIỂN ĐỨC

Công Giáo trên cao nguyên...
ĐAN VIỆN THIÊN HÒA- DÒNG BIỂN ĐỨC
(Ảnh Dòng Biển Đức Thiên Hoà Ban Mê Thuột : thôn 5, xã Tân Tiến, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk).
Đan viện Biển Đức Thiên Hòa thuộc dòng Biển Đức do thánh Biển Đức thành lập vào đầu thế kỷ thứ 6
Hiện diện tại Việt Nam năm 1940 tại Huế.
Ngày 8.12.1962 Đan Viện Thiên Hoà hiện diện tại Giáo phận Ban Mê Thuột.
Truyền thống đan tu thánh Biển Đức dựa vào Thánh giá, sách vở và chiếc cày. Nhờ Thánh giá, nghĩa là luật Chúa Kitô, thánh Biển Đức củng cố và phát triển đời sống cộng đoàn, trong đó coi việc phụng thờ Thiên Chúa trong kinh nguyện là vị trí hàng đầu. Nhờ sách vở, nghĩa là văn hóa, ngài đã cứu vãn truyền thống và di sản văn hóa nhân loại khỏi bờ vực thẳm. Nhờ chiếc cày, nghĩa là với việc khai khẩn và canh tác, các đan sĩ đã biến những vùng đất hoang vu thành những cánh đồng phì nhiêu...
KHÁC BIỆT GIỮA CHỦNG VIỆN, TU VIỆN VÀ ĐAN VIỆN
1) Chủng viện (tiếng Latinh: seminarium, có nghĩa là vườn ươm): là nơi đào tạo các linh mục tương lai. Các chủng sinh, sau khi hoàn tất chương trình Triết học và Thần học, sẽ được lãnh tác vụ/thiên chức linh mục, họ mang sứ mệnh trông coi các xứ đạo và thuộc quyền một Giám mục của giáo phận sở tại. Các linh mục này được gọi là linh mục triều (secular priest).
2)Tu viện:
Trong Giáo hội Công giáo, có hai loại hình tu trì sống theo cộng đoàn: tu hoạt động và tu chiêm niệm. Theo cách gọi thông thường, tu viện là nơi ở dành cho những ai tu theo lối hoạt động(active), họ được gọi là tu sĩ và thường làm các công việc ngoài khuôn viên tu viện.
3) Đan viện:
Đan viện là nơi ở dành cho những ai tu theo lối chiêm niệm (contemplative). Họ được gọi là đan sĩ (dù là linh mục hay không linh mục). Họ sinh hoạt chủ yếu trong đan viện của mình với tinh thần “Ora et Labora” (cầu nguyện và lao động). Mỗi ngày các đan sĩ dành phần lớn thời gian đọc kinh chung và cầu nguyện theo phương pháp đặc thù.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét