Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

LỊCH SỬ CHÙA ĐÔNG ĐỘ Ở MÊWAL

Xứ Thượng với tôn giáo...
LỊCH SỬ CHÙA ĐÔNG ĐỘ Ở MÊWAL
Chùa Đông Độ tọa lạc tại làng Mê Wal, đồn điền cao su CHPI, Quảng Nhiêu II, nay là xã Ea Kpam thuộc Huyện Cư M’gar, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoãng 25 km về hướng Đông Bắc. Nơi đây trước kia là vùng dinh điền, nay thường gọi là vùng kinh tế mới.
Vào thập niên 30 thế kỷ trước, sau khi người Pháp lập đồn điền CHPI, họ đã kêu phu về làm cao su cho đồn điền;Có những người dân đa phần là người dân Bình Định lên làm ăn và lập nghiệp tại đây, sau đó họ đã lập nên một thảo am nhỏ diện tích dài 5,9 m, rộng 5,6 m, cao 4,5 m, thờ thần Thần Khiến (Các vị Thần Hoàng bổn xứ, Thổ địa, ...), hai bên có hai câu đối bằng chữ Hán (nay đã phai mờ không còn đọc được), để cầu mong sự bình an cho dân làng nơi rừng thiêng nước độc nầy. Trước am có một bình phong khắc hình con hổ, hai bên trồng hai cây sứ đại. Đến năm 2009, người dân mở đường đi lại trước thảo am, phá bỏ bình phong, cây sứ được Đại đức Thích Minh Đăng, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Cư M'Gar, Trụ trì chùa Hoa Nghiêm đưa về trồng tại khuôn viên chùa Hoa Nghiêm, hiện cây phát triển tươi tốt.
Năm 1959 - 1960, lúc bấy giờ Đại đức Thích Quảng Hương là ủy viên Hoằng Pháp Phật giáo tỉnh Darlac, cùng một số đạo hữu như đạo hữu Nguyễn Minh Tâm, đạo hữu Nguyễn Hiền Lương, v.v...thường hay đến thăm viếng, động viên bà con Phật tử và thành lập các đơn vị Phật giáo các vùng dinh điền. Ngài đến Làng Mê Wal giảng pháp cho bà con Phật tử và thành lập đơn vị Phật giáo tại làng Mê Wal.
Đến năm 1961, được Tỉnh hội Phật giáo Đắk Lắk lúc bấy giờ là Thượng tọa Thích Viên Đức làm Hội trưởng cho phép thành lập đơn vị Phật giáo làng Mê Wal, lấy tên là Đông Độ. Chùa quay mặt về hướng phía đông, lấy tên trong kinh Phật, theo câu xướng mỗi lần lễ Tổ (Nam mô Tây Thiên, Đông độ, Việt Nam truyền giáo ..., sau đó là chùa Tây Thiên, mặt chùa quay về hướng Tây)
...
Đến năm 1968, chiến tranh càng ác liệt, người dân phải ra bên ngoài lánh nạn, chỉ còn một số ít bám trụ tại chỗ, bà con vẫn hay đến chùa thắp hương lễ bái, cầu nguyện.
..: đến năm 1975, chiến trận lại xảy ra ác liệt, bà con lại một lần nữa ra đi. Sau đó nông trường 1/5 xã Ea Kpam sử dụng làm nơi hội họp, rồi làm kho chứa lúa, phân. Sau đó chùa hư hỏng nhiều và bỏ hoang; trong lúc khó khăn, người dân nơi đây đến lấy tôn, gỗ, cửa và các vật dụng trong chùa về nhà sử dụng.
(Trích bài viết Lịch Sử Chùa Đông Độ của thầy Thích Hải Định)


2 nhận xét:

  1. lau roi khong gap ban chuc ban nhieu niem vui va suc khoe nhe

    Trả lờiXóa
  2. Dạ, em cám ơn chị Nhã My còn nhớ đến e. E giờ qua FB rồi chị ạ. Đây là những bài bên FB của e đem qua Blog lưu trữ...E chúc chị nhiều sức khỏe .

    Trả lờiXóa