Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

NẾP NHÀ SÀN NGÀY ẤY...

Thăm làng mường Hòa Bình ở Ban mê ...
NẾP NHÀ SÀN NGÀY ẤY...
Nhà sàn là loại hình phổ biến của nhiều dân tộc ở Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cư trú trên nhà sàn là truyền thống của nhiều dân tộc như Giarai, Êđê, Tày, Thái, Mường,v.v. Mặc dầu vậy, nhà sàn của người Mường vẫn có nhiều điều đặc biệt khác với nhà sàn của các dân tộc khác
...
Nhà sàn của người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền, được làm theo truyền thuyết dân gian, gọi là nhà rùa: 4 mái, 3 tầng, mô phỏng theo quan niệm dân gian ba tầng, bốn thế giới của người Mường. Việc dựng nhà sàn là kết quả của một quá trình dài đúc rút kinh nghiệm cư trú. Điều đó thể hiện ở bản mo nổi tiếng họ là “Te tấc te đác” (Đẻ đất đẻ nước).
Trong bản mo đồ sộ này có đoạn nói về sự ra đời của nhà sàn người Mường. Mo rằng: Khi người Mường sinh ra nhà chưa có nên phải sống trong các hang núi, hốc cây, họ phải đối mặt với nhiều thiên tai hiểm hoạ. Một hôm, ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) bắt được một con rùa đen trong rừng đang định đem ra làm thịt. Rùa van xin Đá Cần tha chết và hứa nếu được thả thì rùa sẽ dạy cho ông cách làm nhà để ở, làm kho để lúa, để thịt:
Bốn chân tôi làm nên cột cái
Nhìn sườn dài, sườn cụt mà xếp làm rui
Nhìn qua đuôi làm trái
Nhìn lại mặt mà làm cửa thang cửa sổ
Nhìn vào xương sống làm đòn nóc dài dài
Muốn làm mái thì trông vào mai
Vào rừng mà lấy tranh, lấy nứa làm vách
Lấy chạc vớt mà buộc kèo
Lần dựng thứ nhất, nhà đổ. Ông Đá Cần dọa làm thịt rùa. Rùa lại phải dặn lấy gỗ tốt mà làm cột làm kèo,… Từ đó, người Mường biết làm nhà để ở.
...
Một ngôi nhà sàn thường có hai cầu thang (tiếng Mường: màn) lên, cầu thang trước là dành cho khách, cho chủ nhà. Từ cầu thang này lên sẽ b­ước vào không gian trang trọng, linh thiêng nhất ngôi nhà sàn, đó là chỗ tiếp khách và không gian thờ cúng tổ tiên; còn cửa sau ( tiếng Mường: màn Khau) sẽ dẫn lên gian bếp và nơi sinh hoạt của những người đang sống trong ngôi nhà. Gian đầu tiên từ cầu thang trước lên gọi là “pen ngoài” (bên ngoài) hay gian gốc. Đây là gian quy tụ mọi tính linh thiêng của ngôi nhà, là nơi xuất phát những tục lệ đối xử hành vi của con người với ngôi nhà. Đó là nơi tiếp khách và cũng là nơi để bàn thờ tổ tiên. Gian tiếp theo gọi là “pen tlong”(bên trong) được coi là một gian buồng, có hướng nhìn ra sân. Đây mới được xem là gian nhà chính. Trong gian này có bếp và diễn ra mọi sinh hoạt trong đời sống hằng ngày của gia đình người Mường.
(Trích trong Nhà Sàn Mường của Nguyễn Thị Hằng đăng trên Viện nghiên cứu Truyền thống và Phát triển)
Hiện nay, nhà sàn vẫn giữ được đầy đủ những đặc điểm kiến trúc cổ xưa nhưng mỗi nhà sàn vẫn còn thể hiện được dáng dấp của một nền văn hóa đã có từ lâu đời, Nhà sàn vẫn luôn được coi là minh chứng rõ nét nhất về cuộc sống và những phong tục, tập quán đẹp đẽ của người Mường.
Trong cuộc sống thường ngày, những ai đã từng được sống trong ngôi nhà sàn có lẽ đối với họ không đâu mộc mạc, gần gũi hơn những ngôi nhà sàn xưa cũ - nơi đã lưu giữ được trọn vẹn linh hồn của những con người dân tộc Mường.
(Theo Lantoday)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét