Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

NGHE TIẾNG CHIÊNG MƯỜNG

Thăm làng mường Hòa Bình ở Ban mê ...
NGHE TIẾNG CHIÊNG MƯỜNG
Đến xã Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột) một lần được nghe tiết mục diễn tấu chiêng của đội chiêng Mường ngân lên với những cung bậc khác nhau trong mỗi dịp lễ, hội của bản làng, không khỏi làm xao xuyến lòng người. Hòa Thắng là một trong những địa phương còn lưu giữ lại nét đẹp văn hóa của dân tộc Mường trên Cao nguyên.
Hiện, xã Hòa Thắng có 4 đội chiêng, cứ 11 người tập hợp nhau lại lập thành một đội để chơi, tự may trang phục, luyện tập thường xuyên và biểu diễn nhuần nhuyễn các tiết mục chiêng truyền thống. Nhiều bài chiêng cổ được các cụ sưu tầm, truyền dạy lại cho con cháu như: “Mừng cơm mới”, “gọi mùa”, “lễ hội hạ neo”… Bên cạnh đó, nhiều người trong đội còn dựa vào các giai điệu cổ, sáng tạo thêm các bài cồng chiêng mới, ca ngợi cuộc sống ấm no trên vùng đất mới.
Thế hệ trẻ bây giờ ở Hòa Thắng, chẳng ai còn nhớ rõ chiêng Mường có ở đây từ bao giờ, chỉ biết từ khi người Mường đến định cư và sinh sống trên vùng đất này thì cồng chiêng cũng từ đó đi vào đời sống của người dân. Những người được coi là lão làng nhất trong “dàn cồng chiêng Mường” như cụ Nguyễn Thị Danh (78 tuổi), Nguyễn Thị Bông (81 tuổi), Nguyễn Thị Mường (77 tuổi)… biết đánh chiêng từ thời còn con gái, khi vào Dak Lak lập nghiệp, các bà vẫn không quên mang theo nét văn hóa Mường về với Tây Nguyên và quyết tâm khôi phục lại điệu chiêng cổ để con cháu sau này biết được cha ông mình xưa kia đã có một bản sắc văn hóa đẹp và quý đến như thế nào. Tuy nhiên, theo bà Danh kể thì khi bà đến đây cũng đã có một vài người Mường nữa trước bà biết nhớ đến điệu chiêng của quê hương và tập luyện rồi. Gặp nhau, cùng chung một tâm nguyện, thế là họ họp lại, chơi chiêng cho “đỡ nhớ quê hương”.
Những ngày đầu mới thành lập đội, huy động khắp trong xã chỉ còn được 6 chiếc chiêng Mường do các gia đình mang từ ngoài quê vào nhưng với niềm say mê tiếng chiêng cổ nên các bà đã mượn thêm chiêng của đồng bào Êđê, góp thành một bộ để luyện tập. Đến năm 1996, xã đã tặng cho đội chiêng Mường một bộ chiêng hoàn chỉnh. Có cồng chiêng, nên mọi người càng hăng hái, tổ chức thêm nhiều đội nữa để luyện tập. Ngoài những dịp lễ, tết truyền thống thì đám cưới của người Mường nhất thiết không thể thiếu âm thanh trong trẻo của những tiếng chiêng vang lên rộn ràng. Vào những dịp như thế, tiếng chiêng còn mang một ý nghĩa linh thiêng, cầu phúc cho đôi bạn trẻ...
(Trích trong "Về Hòa Thắng, nghe tiếng chiêng Mường" của Đỗ Lan đăng trên Dăk Lăk online)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét