Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

ÔI! CÁT BỤI PHẬN NGƯỜI

Sáng nay, Buôn Trấp tiễn đưa một người ...
ÔI! CÁT BỤI PHẬN NGƯỜI
Hạt bụi hóa kiếp, hạt bụi vươn dậy để rong chơi trong một kiếp người. Hạt bụi hóa kiếp để rồi bao nhiêu năm làm kiếp con người là bấy nhiêu năm vươn tới sự tuyệt vời của chính nó. Nhưng mà một khi hạt bụi mang kiếp sống thì cũng là khi nó phải đối diện với cái chết, đối diện với cái điểm tận cùng của hành trình trần gian, bởi vì cuộc đời này ta thấy đâu đó trong niềm vui của tuổi trẻ và tình yêu, thì cũng thấy đâu đó “lau trắng trong tay” và đường trần là một chuyến chăn gối để “mai kia chào đời nghìn trùng con gió lên”. Dẫu cái nhìn ấy có thật buồn và đáng thương nhưng không hẳn bi quan bởi vì trong cái nhìn ấy vụt sáng lên cái ý niệm cát bụi tuyệt vời.
Mỗi người trên hành tinh này đã được Trịnh Công Sơn gọi là một hạt bụi, và hạt bụi có khuynh hướng trở về với chính nó trên hành trình riêng tư của mình, chẳng ai giống ai. Có những hạt bụi bay vút lên cao trong cuộc sống để rối cuối cùng lặng chìm trong cái chết. Cũng có hạt bụi âm thầm và lặng lẽ, nhưng tự thâm tâm, luôn khắc khoải và hoài mong.
Cuộc đời như là đám đông, nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi…Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn… Buồn tủi cho thân phận con người nên nhánh cỏ cũng xót xa, phiến đá cũng ưu phiền, chỉ còn mưa và mưa để xoa dịu những vết thương đang rỉ máu...
Nhưng trong bài hát này có một câu làm tôi phải suy nghĩ, đó là “Người chết nối linh thiêng vào đời”. Không biết rõ tác giả định nói gì ? Chắc chắn phải có một ý nghĩa thâm sâu . Tuy không hiểu hết ý nghĩa của nó, nhưng nó giúp tôi nảy ra một ý nghĩ : người chết nối linh thiêng vào đời vì thực tại cái chết là một thực tế đặt con người đứng trước một cái gì huyền bí, đáng sợ, và khi đứng trước thi hài người chết, ai ai cũng phải đối diện với cái ý nghĩ này : nay người, mai ta...
...
Phải tìm ra ý nghĩa của cuộc sống. Có người không biết tại sao mình sống, rồi sẽ ra sao ! Cho nên họ có cái nhìn bi quan về cuộc sống bởi vì họ không tìm ra được lẽ sống.
Ngày xưa có một ông vua, tuổi đã quá thất tuần mà vẫn chưa xem được một quyển sách nào. Bộ sách mà ông thèm khát được đọc là bộ “Lịch sử loài người”. Nhưng vì bận rộn không có thì giờ đọc nên đã nhờ các nhà thông thái nghiên cứu và rút gọn lại trong một câu cho vua dễ nhớ và để làm kim chỉ nam cho cuộc sống. Sau một thời gian, ban tu thư đã trình lên vua một câu vắn tắt :”Lịch sử loài người từ khai thiên lập địa đến giờ : loài người sinh ra để khổ rồi chết”. Nhà vua gật đầu. Đôi môi khô héo của nhà vua bỗng nở một nụ cười mãn nguyện… rồi tắt thở.
...
Lm Đinh lập Liễm (gx Kim Phát, Đà Lạt)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét