Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Chuyện xứ Thượng...
Đàn Đá Nduliêng Krat

Bộ đàn đá Nduliêng Krat (tên một ngôi làng ven dòng Krông Knô - trước đây thuộc đất Lâm Đồng, nay thuộc tỉnh Đắc Nông)
“GS Condominas từng phát biểu: “Theo quan niệm của người Mnông Gar, những người giàu có là những người cho đi nhiều nhất”. Đây là một phát hiện quan trọng của nhà dân tộc học nổi tiếng người Pháp Condominas đã phát biểu sau những năm tháng “ăn rừng” với người M'Nông Tây Nguyên” – thầy giáo dân tộc học của tôi đã nói như vậy sau thông báo GS Georges Condominas vừa qua đời (17-7-2011)
...
Cách nay vài năm, tại Gia Lai, tôi được gặp GS Trần Văn Khê và rất bất ngờ khi nghe GS tiết lộ: “Sau buổi gặp gỡ tại Bảo tàng Con Người ở Pháp, tôi và GS Condominas đã kết nghĩa anh em. Thông qua ông, tôi – một người Việt – hiểu hơn về đàn đá, về âm nhạc Tây Nguyên của VN”. Điều thú vị giữa hai vị GS này là cả hai cùng sinh năm 1921, cùng “đồng thanh” về “vùng giao thoa” của âm nhạc học (Trần Văn Khê) và dân tộc học (Condominas), cùng nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, một người là người Pháp sinh tại VN (Condominas) và một người là người VN sống tại Pháp (Trần Văn Khê)...
Xưa nay, điều mà ai cũng rõ là có khá nhiều công trình nghiên cứu nói về bộ đàn đá Nduliêng Krat được Georges Condominas tìm thấy tại Tây Nguyên (vùng giáp ranh giữa ba tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng hiện nay). “Bộ đàn đá ấy được đánh giá là nhạc cụ đá cổ xưa nhất không chỉ của người người thiểu số Tây Nguyên mà còn là nhạc cụ đá cổ nhất của thế giới” – GS Trần Văn Khê nói - “Georges Condominas mang trong mình một nửa dòng máu Việt (mẹ là người gốc Việt), được sinh tại Hải Phòng, bố là người Pháp. Ông học cử nhân luật và mỹ thuật tại Hà Nội. Rồi sau đó, ông lên Tây Nguyên cùng “ăn rừng” với bà con dân tộc thiểu số và đã phát hiện bộ đàn đá cổ xưa nhất của thế giới – goòng lú Nduliêng Krat”.
...(Trích theo Nhớ Georges Condominas - người “ăn rừng” của Khắc Dũng)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét