Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

TỤC NỐI DÒNG TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI ÊĐÊ *Mai Thị Kim Huệ

 

7 tháng 11 lúc 20:33 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Theo luật tục thì người Êđê cấm kết hôn với những người cùng họ với mẹ, dù xa nhau mấy đời cũng không được lấy nhau... vì đó là những người cùng dòng máu, tính theo huyết thống bên mẹ.
TỤC NỐI DÒNG TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI ÊĐÊ
*Mai Thị Kim Huệ
Mỗi dân tộc có một nền văn hoá với những nét truyền thống riêng. Trong quá trình cộng cư, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, việc tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố văn hoá mới của các dân tộc khác đã làm phong phú hơn cho nền văn hoá của dân tộc mình. Tục nối dây (Juê nuê) trong cộng đồng người Êđê ở Đắk Lắk dù đã trải qua một thời gian dài nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại, bởi vì nó vẫn có ý nghĩa và đã tự điều chỉnh tiếp thu những cái mới.
...
2. Vai trò của tục nối dây trong luật tục
Người Êđê cho rằng tục nối dây là một tục lệ bình thường trong luật tục, được cộng đồng thực hiện nó một cách nghiêm túc, tự nguyện. Nếu có trường hợp người nối dây chênh lệch tuổi quá nhiều thì luật tục cũng cho phép họ chỉ là một cặp vợ chồng trên danh nghĩa. Vì thế trong luật tục quy định: Nếu người góa mà lớn tuổi, người nối dây còn nhỏ tuổi quá thì chưa thể làm vợ hoặc làm chồng được, khi đó người góa có quan hệ tình cảm với người khác thì cũng không bị xử phạt.
Về quy định tục nối dây sẽ được tiến hành sau nghi lễ an táng, các cuộc họp giữa ngày mới chết và ngày để họ tiến hành chôn cất người quá cố trong thời gian khoảng từ ba đến bảy ngày, trong thời gian này gia đình người chết sẽ tìm người nối dây cho người đàn ông hay người đàn bà còn lại. Phải xem người nối dây có đồng ý nối cùng với người goá vợ hoặc goá chồng hay không và ngược lại vợ hoặc chồng goá có đồng ý nối dây với người đó hay không. Thường thì người Êđê chỉ thích nối dây với người bà con trong thị tộc hoặc trong các dòng họ gần với mình, để thích nghi cho việc hôn nhân.
Đối với trường hợp người mất là người chồng mà trong dòng tộc vẫn không tìm được người nối dây trong dòng họ thì cần phải tìm một người con trai của dòng họ khác hoặc làng khác về làm con nuôi trong gia đình nhà trai và coi người đó như người ruột thịt trong gia đình. Sau khi tiến hành nối dây thì người nhà gái vẫn phải đưa của hồi môn cho dòng họ ruột của nhà trai, mà không phải đưa lễ vật cho gia đình nuôi người đàn ông.
Với trường hợp người mất là người vợ thì gia đình vợ sẽ tìm trong dòng tộc một người chị, hoặc em gái hoặc cháu gái của người vợ. Nếu gia đình không tìm được người trong gia đình để thay thế thì có thể tìm một người phụ nữ ở dòng họ hoặc làng khác để nối dây. Nhưng người phụ nữ này sẽ được gia đình người vợ quá cố mang một ít của cải sang nhà để mua lại cô gái này. Một số trường hợp người chồng không tìm được người thích hợp trong gia đình người vợ đã mất để cuê nuê thì sau khi làm lễ wăt trong ngày đưa tang để tách linh hồn của mình với vong hồn của người đã khuất; sau đó trở về gia đình của mình trước khi có vợ để sống cùng với chị gái hoặc em gái ruột.
Trong trường hợp khác thì khi người vợ mất, người chồng tạm quản lý tài sản và nuôi con khôn lớn, khi hết tang vợ thì người chồng lấy vợ khác, tài sản giao lại cho con và cho gia đình vợ. Còn khi họ chưa có con thì tài sản được giao lại cho bên vợ, người chồng không mang theo để lấy vợ khác. Về người đàn bà goá không có nòi để nối, muốn lấy chồng trong khi chưa bỏ mả người chồng chết thì gia đình chồng có thể cho tái giá.
Luật tục của người Êđê phân biệt rất rõ về điều kiện hôn nhân, nhất là sự phân biệt rõ về nguồn gốc huyết thống để tránh anh em trong cùng dòng họ lấy nhau. Những ứng xử trong cộng đồng gia tộc trước và sau khi diễn ra hôn nhân nối dây luôn được đặt trong mối quan hệ tự do dân chủ trong khuôn khổ quy định của luật tục. Hôn nhân của người Êđê luôn phải nằm trong sự ổn định và phát triển quyền lợi của gia đình, dòng họ. Hạnh phúc của những cặp nối dây luôn luôn được sự giúp đỡ của hai bên gia đình và cả cộng đồng người Êđê. Đó là văn hoá ứng xử xã hội được biểu hiện qua sự cảm thông, chia sẻ của hai gia đình, hai dòng họ, giữa bố mẹ và con cái. Đây cũng là nền tảng để xây dựng hạnh phúc gia đình lâu dài, xây dựng sự đoàn kết của hai gia đình, hai dòng họ và lớn hơn là sự đoàn kết của cả cộng đồng được bền vững.
3. Hôn nhân nối dây qua văn hoá dân gian của người Êđê
Hôn nhân nối dây được thể hiện trong các tác phẩm sử thi như: Đăm Săn, Đăm Tiông và Khing Jú.
Nhân vật Đăm Săn trong trường ca là một vị tù trưởng oai hùng, chống lại thần quyền chống lại luật tục. Đăm Săn không chịu nối dây, không thích công việc nhà vợ, có những nguyện vọng cao xa như đi bắt nữ thần Mặt Trời về làm vợ lẽ của mình. Tuy nhiên, xuyên suốt sử thi Đăm Săn là vấn đề nối dây và hôn nhân nối dây ở đây theo nguyên tắc ngoại hôn dòng tộc.
Hôn nhân nối dây ở trong tác phẩm sử thi Khinh Jú theo kiểu hôn nhân chị em vợ, chính H’bia Dâo là người đã phản đối gay gắt khi biết mẹ không gả H’Guê về làm vợ Khinh Jú theo tục lệ nối dây. Đó là do ý thức của việc thực hiện bảo vệ, duy trì hôn nhân nối dây. Phụ nữ người Êđê trong sử thi không chỉ là những người thực hiện nghiêm túc hôn nhân nối dây mà còn bảo vệ, duy trì, gìn giữ các quy tắc hôn nhân mẫu hệ nói riêng và phong tục tập quán của người Êđê nói chung.
Sử thi Đăm Tiông có cốt truyện là người anh hùng cướp vợ, mặc dù Đăm Tiông đã có vợ nhưng người anh hùng này vẫn muốn cướp người vợ mà cha mẹ hứa hôn từ khi anh còn bé và nó cũng có liên quan đến tục nối dây.
Trong sử thi, biểu hiện rõ nét nguyên tắc hôn nhân truyền thống của đồng bào Êđê, nhằm củng cố, thiết lập mối liên minh dòng họ thông qua nguyên tắc hôn nhân ngoại tộc. Hôn nhân nối dây được đề cập đến trong sử thi như là một cách để người ta có thể bảo vệ tuyệt đối các quy tắc hôn nhân truyền thống nói riêng và truyền thống mẫu hệ Êđê nói chung.
...
MAI THỊ KIM HUỆ
*Chú thích: Juê nuê (hoặc m]ueâ nuê): mjueâ có nghĩa là nối, nuê: một từ dùng để gọi người vợ hoặc chồng được thay thế.
*Trích đoạn trong bài TỤC NỐI DÂY TRONG HÔN NHÂN
CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK của Mai Thị Kim Huệ đăng trên Tạp chí ChưYangSin (http://tapchichuyangsin.blogspot.com/.../so-262-tac-gia...)
Hình ảnh có thể có: ngoài trời và thiên nhiên
San Lê Thị, Xuan Luc và 117 người khác
33 bình luận
10 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Bình luận

  • Luật bất thành văn mà nghiêm nhặt thật!
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 ngày
    Xem thêm 5 phản hồi
  • Chà những bài như thế này sao giống bài mình viết vào năm 2005 dữ ta. Cả từ báo mạng viết là juê nuê thì giờ họ viết cũng y như vậy
    2
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 ngày
    • Chắc chắn là bài của cô giáo 
      Tuyetnhung Bk
       rồi... được các sinh viên lấy làm tài liệu cho luận án của mình... Nhiều bài rất giống nhau không ghi tên tác giả... Chỉ có bài này đăng trên tạp chí Chư Yang Sin mới ghi tên Mai Thi Kim Huệ.
      • Thích
      • Trả lời
      • 3 ngày
  • Anh ơi ,nếu vợ mất thì ng thay có thể là chị hay em vợ chưa chồng áh, e có nghe qua tục này
    2
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 ngày
    Xem thêm 4 phản hồi
  • Ái zà ! Giá mà người Kinh cũng theo phong tục này thì đàn ông đỡ vất vả biết bao nhiêu anh nhỉ ? Ngay cả chuyện đi cưa cẩm cũng nhàn hạ nữa chứ ! 😀😀😀
    2
    • Hoan Pham
       Khổ lắm đó nha... muốn sống một mình cũng không ai cho... nên gọi đây là tính nhân văn đầy trách nhiệm.
      • Thích
      • Trả lời
      • 3 ngày
    • Suy cho cùng cũng khó anh nhỉ ? Kg muốn lấy nhưng đằng gái mang trâu bò đến bắt thì cũng kg chối được ! Thôi thì đành trôi theo dòng nước mà nước mắt lưng tròng ngoái đầu nhìn lại mái nhà sàn còn vương màu khói thôi ! Hic.hic...
      2
      • Yêu thích
      • Trả lời
      • 3 ngày
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Có nhà thơ nổi tiếng đã viết về vụ này nè,
    Hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, hoa và văn bản
    2
  • Chà tục lệ nầy hay nhe , phải chi NLG thấy đổi được thời gian , trẻ lại 18-20 tìm GĐ có nhiều con gái mình lấy hén He he
    3
    Xem thêm 3 phản hồi
  • Em vẫn còn nhớ Đăm San chặt cây thần. 😂
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 3 ngày
  • Mấy ô cho điểm...10.đó anh Xứ 
    Thượng Xứ
    ..kkk
    3
    • Haha
    • Trả lời
    • 3 ngày
    • Đã chỉnh sửa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét