Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

TRÁI CỨT QUẠ

Một loại rau trái xứ Rừng... vừa cho món ăn ngon vừa làm thuốc, người bản địa gọi là Poh Pang...
TRÁI CỨT QUẠ
Đồng bào dân tộc Ê Đê thường hái poh pang về làm món ăn cho gia đình. Dây trái này mọc tái sinh rất mạnh trên các nương rẫy bỏ hoang. Chỗ nào có dây poh pang, chỗ đó gà rừng rất nhiều vì chúng rất thích hạt poh pang. Hiện nay, trong ẩm thực nhà hàng trên Tây Nguyên đã xuất hiện món poh pang non xào với thịt bò...
Ở Việt Nam, dây cứt quạ và khổ qua rừng chỉ cần nhìn qua là có thể phân biệt ngay. Dây cứt quạ lá có hình dạng gần giống lá mướp trong khi khổ qua rừng lá có thùy sâu đến tận cuống. Hoa khổ qua rừng màu vàng trong khi hoa của dây cứt quạ có màu trắng. Quả khổ qua rừng hay khổ qua thường (mướp đắng) có những khối u lên (nhiều người gọi là gai) trong khi quả dây cứt quạ (Miền nam hay gọi là trái cứt quạ) quả không có gai mà lại có nhiều lông như bầu, mướp, thay vì có các gai u nổi lên dọc từ cuống đến đuôi như khổ qua rừng thì trái cứt quạ lại có các khía phân cách rõ ràng.
Theo y học đông phương thì cứt quạ có :
– vị đắng,
– tính lạnh,
– không độc,
– có tác dụng giải nhiệt,
– tiêu độc,
– thoái ban,
– trừ phiền,
– trừ đờm,
– cắt cơn ho.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét