Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

KỊCH THƠ KIỀU LOAN

Thời học sinh Ban Mê diễn văn nghệ...
KỊCH THƠ KIỀU LOAN
Kiều Loan là kịch thơ hay nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam; kể cả Vũ Hoàng Chương, nhà thơ mà tôi gần như tôn sùng thần tượng, vẫn kém một bậc; Yến Lan vốn được coi là cha đẻ của kịch thơ và Thao Thao dưới một bậc nữa, còn Lưu Quang Thuận và Phan Khắc Khoan tiếp tục xuống một bậc nữa, dưới nữa thì ê hề cỗ cưới làng quê.
Ngay câu đề từ Kiều Loan đã rừng rực cháy:
Chí lớn từ xưa chôn chật đất
Riêng đàn đom đóm lại thênh thang
Câu chuyện lấy bối cảnh Gia Long mới lên ngôi vua, nàng Kiều Loan điên hoặc giả điên đi tìm chồng, một bản trường ca về tình yêu, thù hận, bạo chúa, loạn lạc.
Tôi đứng chờ thu xanh biếc ngõ
Trăng khuya cúi mặt nhớ phương trời
Thuyền ơi! Tóc chảy đêm vàng
Giai nhân sóng soải hai hàng chiêm bao
Thời loạn ly, ai đẹp mãi bao giờ
Vó câu vẳng động trong mơ
Tỉnh ra đã nát mình tơ nõn nà
Đố ai rỡ được mái nhà
Cho đàn chim sẻ bớt tha buồn về
Nơi ấy chia tay chồng bỏ vợ
Hàng cau ngóng mãi bóng ai về
Có con mèo trắng ôm thân mốc
Thảm thiết gào giăng xé gió khuya
Hỡi con dế trường đêm năn nỉ
Người yêu ta ngủ kỹ nơi đâu
Về đây lượm mãi tiếng sầu
Sao người nín lặng bên lầu rêu phong?
Ta đứng trơ đây bêu má phấn
Mà thương thiên hạ sống bơ vơ
Chiến tranh đẫy túi phường buôn máu
Danh nghĩa chồi lên những sọ dừa
Nguyễn Huệ cớ sao thành phản nghịch?
Để loài mãi quốc dựng ngôi vua?
Nước vòng ngọc sáng gương trong vắt
Mây chẳng buồn chơi với bóng cờ
Những thơ ca bất hủ nhất của Việt Nam ở phương diện hào hùng, đương nhiên bao giờ cũng là để phản ứng với phương Bắc. Và để cầu hòa bình.
NHỊ LINH
***
Khi được hỏi về vở kịch Kiều Loan, Hoàng Cầm đưa hai tay lên trời mà than: “Định mệnh! Vở kịch đã vận vào cả cuộc đời, kinh quá!”
Có một quan điểm xưa nay vẫn cho rằng thơ vận vào người. Thực ra đó chỉ là hệ luận của tính thần giao cách cảm, với thời gian và sự kiện mà chỉ ở một số người nào đó bắt đươc “làn sóng” này. Chúng tôi gọi đó là khả năng tiên tri của một nhà thơ, của một thi sĩ. Thi sĩ Hoàng Cầm đã “thấy” trước, thấy rất rõ, hay đúng hơn, ông đã tiên tri được cuộc đời của ông, và của cả đất nước hôm nay, cách đây gần 60 năm, khi ông viết vở kịch Kiều Loan:
Kiều Loan ơi khi mưa rụng đầu non
Quê hương ấy mịt mù bao tâm sự
(trích màn I vở Kiều Loan)
Hoặc lớn lao hơn, phổ quát hơn, về đất nước, và con người hôm nay:
Hỡi ai múa kiếm trên lưng ngựa
Giờ đã nằm yên dưới suối vàng
Chí lớn từ xưa chôn chặt đất
Riêng đàn đom đóm lại thênh thang
(trích màn II vở Kiều Loan)
...
SONG NHỊ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét